Vĩnh Phúc: Nhiều dự án xử lý rác thải đã đi vào hoạt động

09/11/2022 10:44 Quản lý nguồn thải
Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý, xử lý chất thải, thời gian qua Vĩnh Phúc đã thực hiện động bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ các dự án rác thải đi vào hoạt động và đạt được một số kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.

Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý, xử lý chất thải, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để góp phần bảo vệ môi trường (BVMT). Thực hiện Nghị quyết số 38/2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Đến tháng 7/2022, Vĩnh Phúc có 7 thủy vực đã hoàn thành, 19 thủy vực đang tiến hành nạo vét; 57 thủy vực đã hoàn thiện thủ tục đầu tư nhưng chưa tiến hành nạo vét; 57 thủy vực đang thực hiện thủ tục đầu tư; 2 thủy vực đang lấy mẫu, 14 thủy vực đã lấy mẫu nhưng chưa có kết quả đánh giá; 42 thủy vực không thực hiện được do không đủ tiêu chí theo quy định hoặc phải san lấp để trả ruộng cho nhân dân khi thực hiện dồn thửa đổi ruộng, mở rộng nhà văn hóa, nằm trong quy hoạch đất giãn dân.

Vĩnh Phúc: Nhiều dự án xử lý rác thải đã đi vào hoạt động
Đến nay, nhiều dự án xử lý rác thải tại Vĩnh Phúc đã đi vào hoạt động và đạt những kết quả khả quan trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, trong Đề án “Thu gom, xử ký rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030'" được UBND tỉnh ban hành vào tháng 11/2021. Các ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ cụ thể bao gồm: đánh giá chất lượng môi trường nước và xây dựng Đề án BVMT lưu vực các sông; kế hoạch quản lý chất thải nhựa, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường, quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch Covid-19

Đến nay, nhiều dự án xử lý rác thải đã đi vào hoạt động và đạt những kết quả khả quan trong công tác bảo vệ môi trường. Tại xã Xuân Hoà (huyện Lập Thạch) việc xây dựng dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, giao đất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, tổ chức đối thoại nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân tại khu vực.

Ở huyện Tam Dương, dự án Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang trong giai đoạn 1 đã hoàn thiện việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa máy móc thiết bị. Hiện đang tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt đúng với công suất 75 tấn/ngày, đêm và đang đầu tư giai đoạn 2 để tiếp nhận, xử lý rác thải sinh hoạt với công suất 150 tấn/ngày/đêm.

Nhà máy xử lý rác thải tập trung tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và được UBND tỉnh giao đất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hiện nay, nhà đầu tư đã đề nghị tăng công suất xử lý rác thải từ 50 tấn/ngày/đêm lên 120 tấn/ngày/đêm và được UBND tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1328/2022.

Dự án nhà máy xử lý nước thải khu vực Tây Vĩnh Yên đang triển khai thực hiện theo "

Dự án thoát nước và xử lý nước thành phố Vĩnh Yên giai đoạn II" thuộc Chương trình phát triển các đô thị loại II tỉnh Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á với quy mô công suất 6.000 m3/ngày/đêm.

Để những dự án này hoàn thiện kịp tiến độ và hoạt động hiệu quả thì các cơ quan đã thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Đặc biệt là các nguồn thải lớn, trong đó tập trung BVMT và giảm thiểu phát thải đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường và phát thải cao. Tiếp tục duy trì, vận hành hệ thống quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường, tăng cường giám sát, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Đến nay, 100% các chủ nguồn thải thuộc đối tượng phải quan trắc, giám sát môi trường tự động đã hoàn thành lắp đặt trạm quan trắc tự động và kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát trực tuyến theo quy định.

Có thể nói, trước những thách thức khi lượng rác thải, chất thải phát sinh ở Vĩnh Phúc ngày một lớn, dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều địa phương. Trong khi việc xây dựng các nhà máy xử lý rác tập trung còn gặp nhiều khó khăn, ý thức phân loại rác thải của người dân còn hạn chế;, giá dịch vụ cho hoạt động còn thấp, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế.

Vì vậy để nâng cao công tác BVMT trong thời gian tới, các ngành, các địa phương cần tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch BVMT năm 2022; "Đề án thu gom rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Nghị quyết số 38/2019 của HĐND tỉnh về hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT; phát triển, nêu gương các điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cấp phép, kiểm soát ô nhiễm tại các nguồn thải, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, các thủy vực; duy trì hoạt động quan trắc môi trường; chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu..., hướng đến sự phát triển theo hướng bền vững./.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động