An Khê (Gia Lai): Cần xử lý dứt điểm tình trạng các cơ sở sản xuất tinh bột sắn vi phạm về luật bảo vệ môi trường
An Khê (Gia Lai): Đề nghị kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường tại các xưởng sản xuất tinh bột sắn |
Qua kiểm tra thực tế thì phản ánh của Tạp chí Công nghiệp môi trường về hệ thống bảo vệ môi trường tại khu vực sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn Phường Ngô Mây nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chảy tràn lan trên nền sân của xưởng sản xuất; tại vị trí mương dẫn nước thải vào các bể chứa thì được che chắn sơ sài nên có nước đen ngòm sủi bọt là có.
Ngoài ra, tại thời điểm kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Khu quy hoạch (cơ sở 1), thực hiện không đúng với công nghệ xử lý nước thải đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai chấp thuận thay đổi nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 18/QĐ-STNMT ngày 12/02/2020 (bể thiếu khí - Anoxic, bể sinh học hiếu khí Aerotank không hoạt động).
Khu quy hoạch chế biến tinh bột sắn tại tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê trước đây là của 10 hộ hoạt động sản xuất chung, sau đó tách ra mỗi bên 5 hộ sản xuất riêng. Cơ sở 1 đại diện pháp lý là ông Nguyễn Quang Dũng, cơ sở 2 đại diện pháp lý là ông Chu Văn An.
Khu quy hoạch sản xuất tinh bột sắn này đã nhiều lần bị xử lý qua nhiều năm như: Năm 2015 phạt 1.750.000đ; Năm 2017: 9.000.000đ; Năm 2018 phạt 27.500.000đ; Năm 2019 phạt 3.000.000đ; Năm 2020 phạt 38.000.000đ và mới đây Năm 2023 phạt 35.00.000đ.
|
Bộc lộ nhiều bất cập trong công tác kiểm tra cũng như xử lý và cần có biện pháp xử lý dứt điểm;
Mặc dù qua các năm từ 2021- 2023, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương thường xuyên thị sát, giám sát chất lượng môi trường thế nhưng không phát hiện, chỉ khi cơ quan báo chí phản ánh mới bộc lộ những vẫn đề cần xử lý.
Hệ thống thu gom nước thải che chắn sơ sài, cặn đóng thành mảng khô rang có dấu hiệu đã diễn ra từ lâu |
Theo ghi nhận của phóng viên cho thấy hệ thống thu gom nước thải có dấu hiệu xuống cấp từ lâu. Tại khu vực rãnh thu gom nước thải không được lót bạt hay xây dựng bê tông, trên bề mặt rãnh nước đóng cặn tạo thành từng mảng khô rang bám trên nền đất và những tấm tôn che chắn mương thoát nước. Tại các khu vực bể chứa nước thải bạt lót bị rách, có bể nước thải không thấy được lót bạt. Do đó, nước thải có hiện tượng thẩm thấu xuống lòng đất tác động xấu đến hiện trạng đất cũng như mạch nước ngầm xung quanh khu vực này.
Bên cạnh đó, Công nghệ xử lý nước thải thực hiện không đúng đối với phương án được Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai phê duyệt từ năm 2020 (bể thiếu khí - Anoxic, bể sinh học hiếu khí Aerotank không hoạt động). Vậy câu hỏi đặt ra là từ năm 2020 cho tới nay cơ sở không thực hiện đúng. Vậy quá trình kiểm tra định kỳ hàng năm tại sao lại không phát hiện.
Vị trí các bể chứa nước thải có bể không được lót bạt trống thấm, có bể được trang bị bạt lót nhưng bị rách |
Trên thực tế, chủ các cơ sở sản xuất tinh bột sắn này đã không thực hiện đúng công nghệ xử lý nước thải đã được phê duyệt. Các công trình bảo vệ môi trường có dấu hiệu xuống cấp và không đủ điểu kiện để hoạt hoạt. Đặc thù quá trình sản xuất tinh bột sắn phát sinh ra chất thải dưới cả ba dạng rắn, khí, lỏng, do không được xử lý nghiêm ngặt, lượng chất thải được thu gom vào các bể chứa lên men và bốc mùi hôi thối.
Những vi phạm của khu vực sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn Phường Ngô Mây, thị xã An Khê đã kéo dài nhiều năm, tuy nhiên, đến nay vẫn không có biện pháp xử lý dứt điểm. Từ những vấn đề đã nêu, Tạp chi Công nghiệp môi trường đề nghị các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp mạnh hơn nữa để đủ sức răn đe và thậm chí chắm dứt hoạt động nếu các cơ sở trên tiếp tục vi phạm.
Các cơ sở sản xuất tinh bột sắn tại phường Ngô Mây sẽ khắc phục tình trạng trên như thế nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.