Công trình thủy điện Nậm Cuổi:
Bài 1: Các tác động môi trường chính
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá tác động môi trường |
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu kiểm tra, chỉ đạo lựa chọn mặt bằng quy hoạch trung tâm xã Nậm Pì. |
Công trình thủy điện Nậm Cuổi là công trình thủy điện đường dẫn, cấp II, nhà máy có tổng công suất thiết kế là 11 MW, điện lượng trung bình năm là 38,58 triệu kWh. Tổng diện tích đất toàn bộ dự án là 43,34ha, trong đó diện tích lòng hồ là 26,52ha. Các hạng mục, công trình chính của dự án, gồm: hồ chứa nước; tuyến đập đầu mối (gồm: đập dâng, đập tràn tự do kết hợp khoang tràn có cửa van, ống xả dòng chảy tối thiểu); tuyến năng lượng (gồm: cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy thủy điện, kênh xả, trạm biến áp 110kV). Các hạng mục, công trình phụ trợ: kho bãi, lán trại; bãi thải; đường giao thông trong và ngoài công trường; điện, nước phục vụ thi công và sinh hoạt của công nhân; thông tin liên lạc....
Khi triển khai xây dựng và đưa vào vận hành, Dự án sẽ có các tác động tới môi trường, như: Nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn; Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng; Chất thải rắn xây dựng, rác sinh hoạt và chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình xây dựng và vận hành nhà máy.
Khi Nhà máy đi vào hoạt động, có thể gây sạt lở, tái tạo, bồi lắng lòng hồ, xói lở hạ du; thay đổi địa hình, cảnh quan; làm biến đổi chế độ dòng chảy phía hạ du tuyến đập, tác động đến hệ sinh thái, nhu cầu sử dụng nước hạ du; các tác động do rủi ro, sự cố: sạt trượt tại các bãi thải, sạt lở, bồi lắng, sập hầm dẫn nước, vỡ đập, xả lũ vượt tần suất thiết kế gây ngập lụt hạ du.
Quy mô, tính chất của nước thải
- Nước thải sinh hoạt: tổng lưu lượng cần xử lý trong giai đoạn xây dựng ước tính khoảng 20m 3 /ngày; trong giai đoạn vận hành ước tính khoảng 2,8m 3 /ngày. Các thông số ô nhiễm gồm: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Phốt pho, dầu mỡ, coliform…
- Nước thải xây dựng khoảng 60m3 /ngày, gồm: Nước hố móng sau khi đắp đê quây để thi công đập là nước suối tự nhiên ngấm qua đê quây; Nước rửa vật liệu để trộn bê tông có thành phần chủ yếu là TSS; nước từ hoạt động rửa xe, bảo dưỡng, làm mát thiết bị (chủ yếu chứa TSS, dầu máy).
- Nước thải sản xuất, gồm: Nước suối sau khi qua tua bin phát điện được xả về hạ du, chất lượng nước không thay đổi so với ban đầu; Nước làm mát tổ máy có nhiệt độ cao sau khi hạ nhiệt sẽ được xả về hạ du; Nước rò rỉ từ nhà máy lẫn một lượng dầu nhỏ, cần xử lý trước khi xả ra môi trường.
- Nước mưa chảy tràn: thành phần chủ yếu là TSS, Nitơ, Phốt pho, COD… khi chảy qua khu vực chứa chất thải có thể tăng hàm lượng ô nhiễm cơ học, hữu cơ và dầu mỡ.
Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
Bụi và khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng dự án: do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và đất đá thải; san gạt, đào đắp, nổ mìn hố móng và hầm dẫn nước, từ các thiết bị sử dụng dầu diezen, trạm nghiền sàng, trạm trộn bê tông… Các thông số ô nhiễm gồm: bụi, khí SO2, NOx, CO…
Quy mô, tính chất của các chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Đất đá thải phát sinh từ quá trình đào đắp các hạng mục (ước tính 62.330m3 ), sinh khối trong quá trình thu dọn lòng hồ (ước tính 2,49 tấn);
- Rác sinh hoạt của 200 công nhân trong giai đoạn xây dựng (ước tính 110kg/ngày) và 28 công nhân trong giai đoạn vận hành (ước tính 15,4kg/ngày). Rác sinh hoạt bao gồm các loại bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa và các loại chất thải sinh hoạt khác.
Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng gồm dầu mỡ thải (ước tính 3.744 lít/năm), giẻ lau dính dầu (ước tính 208 kg/năm), chất thải nguy hại phát sinh từ khu vực văn phòng bao gồm: bóng đèn neon hỏng, pin, ăc quy,…(ước tính 10-15 kg/năm).
Chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành gồm bình ắc quy chì hỏng, các hóa chất độc hại khác (sơn, pin đèn, pin điện thoại…), bóng đèn huỳnh quang hỏng, các giẻ lau dính dầu... (ước tính 250kg/năm).
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.