Dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang

Bài 2: Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

20/03/2020 08:00 Tác động môi trường
Dự án “Nhà máy điện rác Hậu Giang” có quy mô công suất 600 tấn/ngày (70% rác thải sinh hoạt và 30% rác thải công nghiệp không nguy hại) áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường, với các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường sau:  
Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường: Điều tiết các hành vi theo hướng thân thiện môi trường
bai 2 cac cong trinh va bien phap bao ve moi truong
Nhà máy điện rác Hậu Giang sẽ đấu nối vào hệ thống điện quốc gia bằng cấp điện áp 22kV.

Về thu gom và xử lý nước thải:

- Quy trình công nghệ thu gom, xử lý nước thải của Dự án như sau: Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt → hệ thống thu gom → bể chứa → bể keo tụ, tạo bông → bể lắng 1 → bể chứa → bể khử nitrat hoá số 1 → bể khử nitrat hoá → bể khử nitơ → bể hiếu khí → bể lắng → bể keo tụ → màng lọc UF → màng lọc RO → khử trùng → bể chứa nước thải sau xử lý → tuần hoàn tái sử dụng.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B và tái tuần hoàn toàn bộ lượng nước thải sau xử lý này theo đúng cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, tuyệt đối không được thải ra ngoài môi trường dưới mọi hình thức.

Về xử lý bụi, khí thải:

- Lắp đặt và vận hành 02 hệ thống xử lý bụi, khí thải từ 02 lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Quy trình công nghệ xử lý bụi, khí thải như sau: Khí thải → khử NOx bằng urê (công nghệ khử không xúc tác SNCR) → lò hơi → phun vôi bột để xử lý khí axit và than hoạt tính để xử lý dioxin/furan → thiết bị lọc bụi túi → quạt hút → ống khói.

- Chế độ vận hành: liên tục.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Xử lý khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường đạt QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp; QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và tiêu chuẩn Châu Âu Directive 2010/75/EU. Đối với thiết bị lọc bụi túi vải chịu nhiệt PTFE (PolytetrafloetylenTeflon) phải có hiệu suất cao (99,9%), đáp ứng yêu cầu lọc được bụi có kích thước tới 0,1µm.

Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- Bố trí các thùng rác có dung tích 10 lít, 120 lít để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh từ Nhà máy và đưa về lò đốt của Nhà máy để xử lý.

- Xỉ đáy lò (tro đáy) → giảm nhiệt độ → tách kim loại → hố chứa xỉ → sản xuất gạch không nung → khu lưu giữ (thuộc khu vực bãi chứa tro xỉ tạm thời 3,79 ha).

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý các loại chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:

- Tro bay → silo chứa tro bay → thiết bị hoá rắn → thùng chứa tro → bãi chôn lấp tạm thời (thuộc khu vực bãi chứa tro xỉ tạm thời 3,79 ha) trong 5 năm → ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.

- Bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại tạm thời trong nhà xưởng sản xuất và thu gom về khu lưu giữ chất thải nguy hại có chia các ngăn lưu giữ riêng biệt cho từng loại. Chất thải nguy hại phát sinh được hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:

- Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung: thiết kế các bộ phận giảm âm, lắp đệm chống ồn trong quá trình lắp đặt thiết bị tại Nhà máy.

- Trồng cây xanh, thảm cỏ xung quanh Nhà máy để giảm thiểu bụi, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất tới môi trường xung quanh.

- Mạng lưới thu gom nước mưa: nước mưa → thu gom dẫn vào hệ thống thoát nước mưa nội bộ của Nhà máy → hồ điều hòa trong khuôn viên Nhà máy.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường:

+ Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án.

+ Bố trí mặt bằng trong khuôn viên Nhà máy để trồng cây xanh, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất cây xanh tối thiểu 20% theo quy định của pháp luật.

+ Đấu nối và vận hành mạng lưới thu gom, thoát nước mưa đảm bảo các yêu cầu về tiêu thoát nước và các điều kiện vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng bể sự cố có dung tích 1.000 m3 để lưu chứa nước thải trong trường hợp gặp sự cố; thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ hệ thống xử lý nước thải, tuân thủ các yêu cầu thiết kế của hệ thống xử lý nước thải, chuẩn bị các bộ phận, thiết bị dự phòng đối với các bộ phận, thiết bị dễ hư hỏng.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải: thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ các hệ thống xử lý khí thải, tuân thủ các yêu cầu thiết kế của hệ thống xử lý khí thải, chuẩn bị các bộ phận, thiết bị dự phòng đối với các bộ phận, thiết bị dễ hư hỏng.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với khu chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại: khu lưu giữ chất thải được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ khác nhau với khoảng cách phù hợp để hạn chế khả năng tương tác giữa các loại chất thải dẫn đến xảy ra sự cố cháy nổ, các khu vực lưu giữ được trang bị các biển cảnh báo theo quy định. - Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với lò hơi: đảm bảo tuân thủ theo đúng thiết kế và quy trình vận hành lò hơi, giám sát thường xuyên để hạn chế rủi ro do tăng áp lực lò hơi, chuẩn bị các bộ phận, thiết bị dự phòng đối với các bộ phận, thiết bị dễ hư hỏng.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đường ống cấp thoát nước: không xây dựng các công trình trên đường ống dẫn nước, thường xuyên kiểm tra và bảo trì các mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo an toàn và đạt độ bền, độ kín khít của tất cả các tuyến ống.

- Công tác phòng cháy và chữa cháy: lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm của Nhà máy, đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.

Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của Dự án:

- 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 540 m3 /ngày đêm.

- 02 hệ thống xử lý khí thải của 02 lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường.

- 01 hệ thống xử lý tro xỉ đáy làm gạch không nung.

- 01 hệ thống xử lý tro bay.

- Bãi chôn lấp tạm thời tro bay.

- Khu lưu giữ tạm thời gạch không nung.

- Khu lưu giữ chất thải nguy hại diện tích 10 m2 .

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động