Các nước khó đạt được đồng thuận cho khủng hoảng rác thải nhựa
![]() |
Ô nhiễm rác thải nhựa |
Cảnh báo trên được đưa ra khi chặng đường đàm phán kéo dài 5 ngày giữa đại diện của 175 quốc gia tại Paris chỉ còn 1 ngày là kết thúc. Đây là phiên đàm phán thứ hai của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, với tham vọng đạt được thỏa thuận lịch sử về chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa vào năm tới. Tại đây, các bên liên quan đã thảo luận về các quy định như cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần, giới hạn sử dụng một số hóa chất nhất định, cắt giảm sản xuất và tiêu thụ, cũng như mở rộng trách nhiệm đối với các nhà sản xuất về rác thải sản phẩm.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang gặp khó để đi đến thống nhất một số vấn đề quan trọng. Cụ thể, các bên cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia, Trung Quốc và Ấn Độ liên tục phản đối việc bỏ phiếu quyết định các quy tắc tố tụng. Tư vấn viên Tổ chức Hòa bình Xanh Li Shuo cho biết các nhà sản xuất dường như tập trung vào vấn đề ô nhiễm hơn là cắt giảm sản lượng nhựa. Các bên đồng thời phải chạy đua cho ra đời bản dự thảo đầu tiên sẵn sàng cho vòng đàm phán tiếp theo tháng 11 tới.
Phát biểu tại buổi họp, Đại diện Samoa thay mặt các quốc đảo nhỏ cho rằng thế giới đang hứng chịu hệ lụy từ việc tiêu thụ nhựa, sản xuất không bền vững, năng lực quản trị rác thải và tái chế kém hiệu quả. Ông Li Shuo nhấn mạnh thế giới cần nhanh chóng thiết lập một hiệp ước quốc tế về nhựa nhằm quy định việc sản xuất và xử lý ô nhiễm nhựa.
Ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu đang ở trong tình trạng báo động. Thời gian qua, các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong máu, sữa mẹ, nhau thai người cũng như ở dạ dày các loài chim biển. Sản lượng nhựa hằng năm đã tăng hơn gấp đôi trong 20 năm qua, lên 460 triệu tấn và đang trên đà tăng gấp 3 trong vòng 40 năm. Ước tính khoảng 66% lượng nhựa sản xuất hằng năm bị thải ra môi trường sau khi được sử dụng một hoặc vài lần, trong khi chưa đến 10% được tái chế. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), quy trình sản xuất nhựa cũng khiến Trái Đất nóng lên khi chiếm 3,4% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2019./.
Đọc nhiều
-
Ra quân làm vệ sinh môi trường hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023
-
Sau 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính, trại chăn nuôi heo Lộc Điền tiếp tục gây mùi hôi thối tác động đến môi trường
-
Quảng Bình mưa lớn kéo dài gây ngập úng chia cắt nhiều bản làng, người dân di dời trong đêm
-
Quảng Trị mưa lớn kèm lốc xoáy làm hàng chục nhà dân bị tốc mái
-
"Biến" nhớt thải thành dầu diesel bán ra thị trường
-
Đồng Nai: Hơn 300 trại chăn nuôi lớn chưa có thủ tục về môi trường
-
Thành phố Huế: Người dân hưởng ứng “Tuần lễ không túi nylon”
-
Xử phạt Công ty xử lý môi trường gây ô nhiễm môi trường
-
Hải Phòng thu hút đầu tư tăng mạnh: Điểm sáng trong bức tranh bất động sản
-
Tháo gỡ bài toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt