TP. Hồ Chí Minh

Cần hơn 100.000 tỷ đồng cho các dự án giảm ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025

21/06/2023 16:00 Địa phương
Sở Xây dựng TPHCM tính toán giai đoạn 2021 – 2025, TPHCM cần hơn 101.400 tỉ đồng để làm các dự án chống ngập và xử lý nước thải trong giai đoạn 2021 – 2025.
TP.HCM cần hơn 100.000 tỷ đồng cho các dự án giảm ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025

Từ đầu tháng 6/2023 đến nay, các tỉnh phía Nam và TP.HCM đã bước vào mùa mưa. Hàng loạt tuyến đường trong nội thành, ngoại thành đã bị ngập sâu, có nơi tới cả mét. Xe cộ tắt máy nằm la liệt ngoài đường, gây khó khăn cho sinh hoạt, đi lại của người dân.

Lãnh đạo Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, hiện nay Thành phố còn nhiều dự án, công trình chống ngập chưa triển khai, nhiều công trình khác còn đang dở dang. Nguồn vốn là rào cản rất lớn làm chậm tiến độ thi công các dự án, làm cho hệ thống chống ngập chưa đồng bộ. Ngoài ra, việc mời gọi đầu tư trong lĩnh vực thoát nước, chống ngập gặp nhiều hạn chế do thiếu cơ chế thu hút nhà đầu tư vốn được cho khó sinh lời.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, mặc dù nhu cầu vốn như vậy nhưng đến nay các dự án thuộc chương trình giảm ngập, xử lý nước thải của Thành phố chỉ được giao hơn 17.400 tỷ đồng.

Sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư này đã khiến bài toán giảm ngập của TP.HCM càng khó khăn hơn trong việc tìm ra lời giải làm thế nào, bằng cách nào và khi nào có đủ tiền?

Tình trạng sau mưa thành phố ngập trong nước, từ nhiều năm qua luôn làm đau đầu giới chức, các cơ quan chuyên môn cùng hàng triệu người dân TP.HCM. Nhiều dự án đã được triển khai, thi công, rất nhiều kinh phí đã được huy động, từ vốn ngân sách đến các dự án BOT… Tình trạng mưa ngập có khắc phục sau khi từng dự án hoàn thành và đưa vào khai thác; nhưng thành phố vẫn ngập.

Không khó để nhận ra, một trong các nguyên nhân chủ yếu đó là tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong khi hạ tầng không theo kịp, các dự án đầu tư cho hạ tầng đô thị, bao gồm chống/giảm ngập, thoát nước… đã không đầu tư kịp thời và đồng bộ.

Từ đầu tháng 6/2023 đến nay, các tỉnh phía Nam và TP.HCM đã bước vào mùa mưa. Hàng loạt tuyến đường trong nội thành, ngoại thành đã bị ngập sâu, có nơi tới cả mét. Xe cộ tắt máy nằm la liệt ngoài đường, gây khó khăn cho sinh hoạt, đi lại của người dân.

Lãnh đạo Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, hiện nay Thành phố còn nhiều dự án, công trình chống ngập chưa triển khai, nhiều công trình khác còn đang dở dang. Nguồn vốn là rào cản rất lớn làm chậm tiến độ thi công các dự án, làm cho hệ thống chống ngập chưa đồng bộ. Ngoài ra, việc mời gọi đầu tư trong lĩnh vực thoát nước, chống ngập gặp nhiều hạn chế do thiếu cơ chế thu hút nhà đầu tư vốn được cho khó sinh lời.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, TP.HCM có khoảng 120 dự án đầu tư trong lĩnh vực chống ngập và xử lý nước thải. Nguồn vốn cần cho các dự án này khoảng 100.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2025. Thế nhưng thực tế các dự án chống/giảm ngập chỉ được giao 17.400 tỷ đồng. Riêng trong hai năm triển khai thực hiện (2021 – 2022), nguồn vốn được giao chỉ khoảng 6.700 tỷ đồng nên đến nay chỉ giải được 7 tuyến đường ngập do triều cường và 5/18 tuyến đường ngập do mưa… Đây là lý do khiến hệ thống chống ngập, tiêu thoát chưa đồng bộ.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP.HCM cũng cần nguồn vốn khổng lô gần 97.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc huy vốn trên thực tế chỉ đáp ứng 50% từ ngân sách, từ các nhà đầu tư, xã hội hóa trong dân, đã khiến các dự án chống ngập, tiêu thoát nước dang dở, chắp vá.

Theo ý kiến một số chuyên gia, TP.HCM cần có cơ chế hữu hiệu, đặc thù thu hút nguồn vốn xã hội hóa vào đầu tư các dự án hạ tầng đô thị này. Bởi đầu tư vào việc chống ngập, xử lý nước thải khó sinh lời. Muốn vậy, các dự án đầu tư sau khi đưa vào sử dụng, có thể tính đến khả năng cho thu phí để hu hồi vốn, hay có các các chính sách đặc thù khác,… mới có thể thu hút các nhà đầu tư. Vì vốn đầu tư cho các dự án rất lớn, nhưng vốn huy động thực tế lại rất khó và không đáp ứng được yêu cầu.

Trước đó, đầu tháng 02/2023, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM về bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù, trong đó có đề cập đến 6 dự án về hạ tầng giao thông. Theo đó, 6 dự án thuộc các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ (gồm cả cầu và hầm) hiện hữu được áp dụng phương thức PPP, hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng.

Đó là các dự án: Quốc lộ 1 đoạn An Lạc - ranh giới tỉnh Long An; cải tạo - nâng cấp quốc lộ 22 đi Củ Chi và Tây Ninh; quốc lộ 13 đoạn địa phận TP.HCM; kéo dài trục Đông - Tây về phía nam nối ra đường Vành đai 3 TP.HCM; trục đường Bắc – Nam, tức đường Âu Cơ nối Khu công nghiệp Hiệp Phước; tuyến đường động lực, tức đường song song quốc lộ 50 đi các tỉnh Miền Tây.

Giữa tháng 3/2023, Nhà đầu tư Trung Nam BT 1547 (Trung Nam Group), đã cho thi công trở lại sau hơn hai năm rưỡi dừng thi công, tại công trường cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè, TP.HCM), cống lớn nhất trong sáu cống ngăn triều thuộc Dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu TP.HCM - giai đoạn 1.

Đây là dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét tới biến đổi khí hậu, có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, thuộc quy hoạch thủy lợi chống ngập úng ở TP.HCM. Dự án thuộc chương trình QH 1547 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tp.HCM, được triển khai từ năm 2016; tuy nhiên, dự án đã nhiều lần tạm ngưng trong quá trình thi công vì vướng mặt bằng, khó khăn về vốn (gia hạn khoản tín dụng), … Dự án hoàn thành được khoảng 93% và theo kế hoạch sẽ hoàn thành và vận hang thử nghiệm vào tháng 02/2024, bàn giao cho TP.HCM tháng 5/2024.

Dương Mỹ
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động