Công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ: Bước đột phá trong khai thác than hầm lò
Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025” |
Cơ giới hóa nâng cao năng lực đào lò |
Đây là công trình công nghiệp cấp III, dự án nhóm C, công suất thiết kế lò chợ 300 nghìn tấn/năm, do Công ty Than Hạ Long – TKV làm chủ đầu tư, Viện Khoa học công nghệ mỏ làm nhà thầu thiết kế.
Công trình đổi mới công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ tại lò chợ I-11-5 có tổng mức đầu tư 106 tỷ đồng, quy mô gồm 80 bộ giàn chống tự hành, 1 máng cào, 1 máy khấu than. Có thể nói, đây là công trình có bước đột phá về áp dụng khoa học công nghệ trong khai thác than hầm lò lớn nhất từ trước tới nay của Công ty Than Hạ Long.
Đối với công nghệ khai thác cũ (khoan nổ mìn, chống cột thủy lực đơn) tuy có một số ưu điểm như: Tính linh hoạt cao, cho phép khai thác trong các điều kiện địa chất phức tạp và chi phí đầu tư thấp, nhưng lại có nhiều nhược điểm, nhiều công đoạn làm thủ công như: Khấu gương, chống giữ lò chợ... dẫn đến điều kiện lao động hạn chế; năng suất lao động thấp (2,8 - 3,5 tấn/công); sử dụng nhiều nhân lực; chi phí khai thác cao (khoảng 354.000 đồng/tấn).
Việc áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ (công nghệ mới) đã giúp kế thừa một phần ưu điểm và khắc phục được mọi tồn tại của công nghệ cũ; qua đó cải thiện điều kiện làm việc, giảm chi phí, nhân lực, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Nếu so sánh công nghệ khai thác mới với công nghệ cũ: Về tốc độ tiến gương của công nghệ mới đạt từ 3 - 5,4m/ngày đêm, sử dụng 60 - 75 lao động trong 1 lò chợ; trong khi ở công nghệ cũ lần lượt là 0,8 - 1,6 m/ngày đêm và 90 - 105 người/ngày/lò chợ. Sản lượng khai thác và năng suất lao động tăng từ 1,5 - 3 lần, giá thành khai thác giảm 35 - 40%.
Ngày 17/8/2020, sau gần 3 tháng thi công lắp đặt, các cán bộ, công nhân phân xưởng KT7 của Công ty Than Hạ Long – TKV đã vận hành thành công lò chợ cơ giới hóa I-11-5, tại hầm lò mỏ Khe Chàm II-IV. Tính đến hết ngày 5/9/2020, tổng sản lượng than khai thác được 12.992 tấn; Sản lượng trung bình 812 tấn/ngày (tăng 2,1 lần so với công nghệ thủy lực đơn); Năng suất lao động trực tiếp trung bình 12,5 tấn/công (tăng 2,9 lần so với công nghệ thủy lực đơn).
Mặc dù đang trong giai đoạn khấu căn chỉnh và đồng bộ thiết bị, song sản lượng lò chợ có đã xu hướng gia tăng, đi vào ổn định; duy trì 800 - 1.000 tấn/ngày, (tương đương công suất thiết kế 300.000 tấn/năm); sản lượng ngày cao nhất đạt công suất thiết kế 1.000 tấn/ngày
Việc đưa lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ vào hoạt đông sẽ tiết giảm được 30% nhân công, đảm bảo an toàn hơn trong quá trình khai thác. Dự kiến năm 2021, lò chợ sẽ đạt công suất khai thác 300.000 tấn than/năm (tăng 180.000 tấn than/năm so với lò chợ bình thường). Bên cạnh đó, công trình đổi mới công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ tại lò chợ I-11-5 còn làm tăng tỷ lệ thu hồi tài nguyên; giảm giá thành khai thác so với công nghệ cũ mà Công ty đã áp dụng, giảm lao động trực tiếp nặng nhọc; bảo đảm an toàn hơn trong quá trình khai thác, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân; giảm áp lực lên môi trường do khai thác than, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
Với ý nghĩa là công trình duy nhất đại diện cho ngành Than được lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tin rằng sau khi đi vào hoạt động Công ty Than Hạ Long sẽ khai thác có hiệu quả công trình, góp phần tăng giá trị sản xuất, nâng cao đời sống công nhân, giảm thiểu tác động đến môi trường, thực hiện mục tiêu “Mỏ sạch - mỏ an toàn - mỏ hiện đại - mỏ ít người - mỏ có năng suất cao".
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.