Công nghệ mới khai thác điện mặt trời ngoài không gian
Lợi thế về giá, Đông Nam Á đẩy mạnh sản xuất năng lượng mặt trời Anh Quốc đạt thành tựu mới về quang điện mặt trời Nỗ lực giải quyết "rác thải vũ trụ" |
Ngày 30/11, trên một thông cáo báo chí, NASA cho biết sẽ sử dụng một chiếc máy in phản lực để tạo ra các tấm pin năng lượng mặt trời từ một chất liệu được gọi là perovskite.
Thông cáo nêu rõ: "Chất liệu này là một khám phá mới, mang lại nhiều lợi ích cho công nghệ năng lượng mặt trời. Nó không chỉ là một chất dẫn điện đáng kinh ngạc mà còn có thể được đưa vào vũ trụ dưới dạng lỏng và được in ngay lên các khung trên Mặt Trăng hay sao Hỏa, không giống như các khung silicon phải được chế tạo từ mặt đất mới có thể đưa lên vũ trụ”.
Các nhà khoa học NASA nghiên cứu cách khai thác điện mặt trời ngoài không gian bằng vật liệu perovskite. Ảnh: NASA. |
Chỉ với 1 lít dung dịch chất này, các phi hành gia sẽ có đủ nguyên liệu để tạo ra 1 megawatt điện mặt trời, nhiều hơn mức năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Việc lắp ráp các tấm pin năng lượng mặt trời trong vũ trụ cũng đòi hỏi một công nghệ mới được gọi là “phun điện”. Công nghệ phun điện hoạt động tương tự một chiếc máy in phun kỹ thuật số. Dung dịch perovskite sẽ được dàn thành lớp mỏng hơn khoảng 250 lần so với sợi tóc của con người và hoạt động như cấu trúc của bảng điều khiển; giúp cho việc lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vì là một loại muối nên không có khả năng xử lý độ ẩm, perovskite rất lý tưởng để sử dụng trong không gian; tuy nhiên đây lại là nhược điểm khi sử dụng trên mặt đất.
Mục tiêu của NASA là thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên cả Mặt Trăng và sao Hỏa, nên cần có nguồn năng lượng ổn định, đáng tin cậy, đủ cho các phi hành gia có thể ở lại làm việc tối thiểu là trong 2 năm.