Lợi thế về giá, Đông Nam Á đẩy mạnh sản xuất năng lượng mặt trời
Hơn 2.600 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2018Các dự án nhiệt điện than tiếp tục bị cắt giảm7 sáng kiến đặc sắc về năng lượng sạch của Đông Nam Á |
Nhu cầu năng lượng tại Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Do vậy, khu vực này đang cố gắng mở rộng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, đáp ứng tiêu chí về giá cả và môi trường.
Theo chuyên gia tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năng suất năng lượng mặt trời (PV) của Đông Nam Á có thể sẽ tăng gần gấp 3, lên mức 35,8 gigawatt (GW) vào năm 2024 so với ước tính 12,6 GW trong năm nay.
Cánh đồng năng lượng mặt trời ở Ninh Thuận (Việt Nam). Ảnh: nguoiduatin. |
Ông Rishab Shrestha - Nhà phân tích năng lượng và năng lượng tái tạo của Woodmac cho biết, Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực về năng lượng tái tạo với công suất tích lũy 5,5 GW vào năm nay, tương đương 44% tổng công suất trong khu vực. Con số này năm ngoái chỉ đạt 134 MW.
Malaysia cũng vừa có một tín hiệu đáng khích lệ về năng lượng sạch khi trong một phiên đấu giá cho một dự án năng lượng mặt trời công suất 55 MW, giá của 365 MW điện tái tạo đã được trả thấp hơn so với mức giá điện khí trung bình của cả nước.
Bộ trưởng Năng lượng, Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Biến đổi khí hậu Malaysia Yeo Bee Yin phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng tôi có chi phí năng lượng mặt trời quy mô lớn thấp hơn điện khí. Chúng tôi cuối cùng đã có năng lượng thay thế hiệu quả, có thể giải quyết nhu cầu năng lượng lớn nhất vào buổi trưa”.
Malaysia đặt mục tiêu tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, cụ thể là từ 6% hiện nay lên 20% vào năm 2025; với phần lớn là năng lượng mặt trời. Nước này cũng có kế hoạch mở ít nhất một phiên đấu thầu dự án điện sạch 500 MW khác trong quý II/2020.
Singapore cũng có mục tiêu đạt ít nhất 2GW công suất điện mặt trời vào năm 2030, hoặc đáp ứng hơn 10% nhu cầu điện cao điểm hiện nay, hướng tới thay thế năng lượng sản xuất từ khí đốt tự nhiên với sản lượng hiện chiếm 95%.
Ông Francesco La Camera - Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) cho biết: “Đường lối này của chính quyền Singapore rất đáng khích lệ, góp phần hướng tới quyết tâm chính trị vững chắc nhằm trở thành nền kinh tế carbon thấp”.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế cũng là điều rất cần được quan tâm. Theo ông Keisuke Sadamori - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về thị trường năng lượng và an ninh, cần có một số biện pháp tốt để khiến các nhà đầu tư tự tin rót vốn và có thể thu lãi sau một khoảng thời gian hợp lý.
Bên cạnh đó, phương pháp quản lý cũng rất cần được quan tâm. Ông Shrestha cho biết, công suất của các nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam mọc lên như nấm trong thời gian qua đã vượt quá 18% tổng lưới điện. Công suất phê duyệt cho tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận lên tới 5GW, nhiều gấp hai lần công suất sử dụng lưới điện.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.