Đồng Nai: Phát triển năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng

02/10/2023 00:00 Phát triển Công nghiệp môi trường
Tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống sông ngòi cũng như tận dụng tối đa lượng nắng hàng năm, Đồng Nai đã và đang hướng đi đúng mục tiêu trong phát triển điện mặt trời, thủy điện, điện rác đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng.
Đồng Nai: Phát triển điện mặt trời, thủy điện, điện rác đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng
Đồng Nai hướng đến phát triển điện mặt trời, thủy điện, điện rác đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng

Trong thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư trong việc thẩm định chủ trương đầu tư các dự án nguồn điện; Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Công Thương thẩm định phê duyệt bổ sung các dự án nguồn điện vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng nhằm cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tình hình triển khai các dự án nguồn điện cụ thể như sau: Dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng công suất 200MW tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã được UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 04/5/2020, dự kiến quý IV/2024 phát điện tổ máy 1, quý I/2025 phát điện tổ máy 2. Hiện nay Nhà đầu tư đang nộp hồ sơ xin điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.

Dự án Thủy điện Phú Tân 2 công suất 93MW tại xã Thanh Sơn, xã Phú Tân vàxã Phú Vinh huyện Định Quán đã được UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 08/4/2022.

Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 với tổng công suất 1500-1600MW tại huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch điện VII điều chỉnh tại vănbản số 212/TTg-CN ngày 13/02/2017.

Dự án nhà máy điện rác Vĩnh Tân tổng công suất 30MW tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch điệnVII điều chỉnh tại văn bản số 1149/TTg-CN ngày 04/9/2018. Quy mô, công suất dự án: Dự án nhóm B. Khối lượng rác xử lý: 1.200 tấn/ngày gồm: Giai đoạn 01: 800 tấn/ngày - 20MW; Giai đoạn 02: 400 tấn/ngày - 10 MW (tương đương 20 tấn rác phát ra 1MW điện).

Ngày 22/9/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Nghị quyết số 28/2022/NQHĐND về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Điện sinh khối: Ngày 08/9/2022, UBND tỉnh Đồng Nai có Tờ trình số 139/TTr-UBND trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt bổ sung Dự án Nhà máy đồng phát hơi điện sinh khối Ajinomoto Biên Hòa công suất 12MW vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai.

Căn cứ Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; tỉnh Đồng Nai cũng đã triển khai thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển điện mặt trời của Thủ tướng Chính phủ đến các Chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh... trên địa bàn để lắp đặt các hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nhằm tận dụng tối đa nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo góp phần nâng cao hiệu quả và chủ động trong việc cung cấp điện, liên tục phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện đấu nối cho 5.973 công trình, với tổng công suất lắp đặt gần 690 MWp và tổng sản lượng điện năng phát lên lưới năm 2022 phát lên lưới điện quốc gia khoảng 765,13 triệu kWh, chiếm 5,0% sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh. Hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu được đầu tư trên mái công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và công trình khác để phục vụ sản xuất và bán sản lượng điện phát dư cho ngành điện, cụ thể:

+ Công trình dân dụng: 5133 khách hàng, công suất lắp đặt 60.258 kWp.

+ Công trình công nghiệp: 468 khách hàng, công suất lắp 290.756 kWp.

+ Công trình nông nghiệp: 287 khách hàng, công suất lắp 260.420 kWp.

+ Công trình khác: 18 khách hàng, công suất lắp đặt 4.032 kWp.

Việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà trong thời gian vừa qua góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn năng lượng ổn định tại chổ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống điện mặt trời phân tán đã cung cấp nguồn năng lượng tại chỗ giúp giảm tải cho lưới điện, hệ thống truyền tải quốc gia, từ đó giảm chi phí đầu tư cho ngành điện, giảm tổn thất điện năng.

Dương Thị Phấn
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động