Công nghệ môi trường của Ấn Độ
Ấn Độ "vượt mặt" Trung Quốc về ô nhiễm không khí |
I. Tổng quan về môi trường của Ấn Độ
1. Hiện trạng về ô nhiễm môi trường và các giải pháp của Ấn Độ trong công tác bảo vệ môi trường
Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý không khí, nước và chất thải. Tuy đã có khung pháp lý mạnh, nhưng tính thực thi lại tương đối yếu. Theo cơ sở dữ liệu về ô nhiễm không khí xung quanh đô thị toàn cầu năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới thì một nửa trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là của Ấn Độ.
Khoảng 62 triệu tấn chất thải rắn đô thị phát thải ra mỗi năm ở 468 thành phố nhỏ có hơn 100.000 người, nhưng chỉ có 70% được thu gom và khoảng 23% được chế biến hoặc xử lý.
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời New Delhi, Ấn Độ ngày 25102018. (Ảnh AFP TTXVN) |
Dưới 40% dân số trong số 94% người Ấn Độ được sử dụng nước uống và hệ thống nước thải hợp vệ sinh. Do vậy, các hệ thống xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết đối với đất nước này. Gần 63% nước thải đô thị và 40% nước thải công nghiệp không được xử lý, thải ra ngoài môi trường. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia lớn nhất và tăng nhanh nhất về phát thải khí nhà kính.
Về mặt ô nhiễm công nghiệp xanh, 30-40% các cơ sở công nghiệp của Ấn Độ tạo ra một lượng lớn chất gây ô nhiễm. Ấn Độ có khoảng 3 triệu doanh nghiệp quy mô nhỏ trong nước, hầu hết các doanh nghiệp này đang sử dụng tối thiểu hoặc không có các thiết bị kiểm soát ô nhiễm.
Chính phủ Ấn Độ đã phân loại được 60 ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao; các ngành công nghiệp này bắt buộc phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Năm 2010, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua Đạo luật Tòa án Quốc gia, điều này dẫn đến việc thành lập Tòa án Xanh Quốc gia. Mục đích của tòa án này là xử lý hiệu quả và nhanh chóng các vụ kiện liên quan đến bảo vệ môi trường. Những quy định của Tòa án Xanh gần đây đang thúc đẩy nhiều sáng kiến quản lý môi trường.
2. Ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm môi trường
Các phân ngành môi trường quan trọng bao gồm: cung cấp nước uống; xử lý nước thải; quản lý chất thải rắn đô thị; quản lý chất thải nguy hại công nghiệp; ô nhiễm không khí công nghiệp; thiết bị và dịch vụ quan trắc ô nhiễm và công nghệ giảm phát thải carbon.
Ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm Ấn Độ bao gồm một số lượng lớn các nhà cung cấp thiết bị chuyên dụng, nhà cung cấp hóa chất, các nhà thầu, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình (EPC), các nhà tư vấn, các nhà vận hành dự án xây dựng - sở hữu - vận hành - chuyển giao (BOOT)/ xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO), các công ty cung cấp thiết bị phân tích và dịch vụ.
Thị trường thiết bị bị chi phối bởi các đơn vị vừa và nhỏ, các giải pháp xử lý cuối đường ống. Các nhà cung cấp chính công nghệ xử lý ô nhiễm cao cấp là từ Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hầu hết các công ty sản xuất thiết bị chính hãng quốc tế hàng đầu đang hoạt động tại Ấn Độ.
Một bà mẹ cùng các con nhặt rác tái chế tại Guwahati, Ấn Độ. (Ảnh AFPTTXVN) |
2.1. Rào cản thị trường nhập khẩu công nghệ và thiết bị
Rào cản thị trường đối với xuất khẩu công nghệ và dịch vụ môi trường vào Ấn Độ bao gồm:
• Thuế quan cao - đặc biệt trong lĩnh vực quan trắc và thiết bị.
• Sự phân mảng của thị trường trên toàn khu vực gây khó khăn cho việc tìm kiếm một đại lý hoặc đại diện thực sự có thể đảm bảo cung cấp cho toàn bộ quốc gia.
• Nhạy cảm về giá trong đấu thầu: Tâm lý về nhà thầu trả giá thấp nhất, ít đánh giá sự đánh đổi chi phí, chất lượng.
• Người mua là chính quyền thành phố thì không muốn rủi ro chi phối trong quản lý nước uống, nước thải, chất thải và các lĩnh vực khác lại bị hạn chế về năng lực đánh giá công nghệ và quản lý dự án.
• Sự hạn chế về kinh nghiệm của các đối tác địa phương: Nhiều công ty ở Ấn Độ còn khá mới đối với lĩnh vực này nên có thể chưa có đủ kinh nghiệm phát triển và thực hiện các dự án.
2.2. Về thị trường công nghệ môi trường
Thị trường công nghệ môi trường Ấn Độ có giá trị khoảng 23,22 tỉ USD, bao gồm hàng hóa và dịch vụ.
Xuất khẩu dịch vụ tăng đang vượt quá lượng hàng hóa được sản xuất do cấp phép công nghệ, hợp đồng kỹ thuật, công tác tư vấn... Một khi các công nghệ trở nên phức tạp hơn thì rất khó để theo dõi chính xác các số liệu thương mại, nhưng xu hướng tăng trưởng có thể được ghi nhận bởi một đại diện về các mặt hàng chính trong các phân ngành quản lý không khí, nước và chất thải được Ấn Độ nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là thị trường được phân chia giữa những người mua là chính quyền thành phố để cung cấp dịch vụ môi trường cộng đồng và khu vực tư nhân.
Công nghệ, thiết bị môi trường | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
Tổng số nhập khẩu của Ấn Độ | 594 | 690 | 829 | 996 |
Nhập khẩu từ Hoa Kỳ | 98 | 103 | 155 | 199 |
Thị phần của Hoa Kỳ trong nhập khẩu | 16.47% | 14.85% | 18.70% | 20% |
Nguồn: Atlas Thương mại thế giới (HTS 842121, 842139, 842199, 902710) Đơn vị: Triệu USD
II. Những phân ngành dẫn đầu về bảo vệ môi trường
Các phân ngành đầy hứa hẹn về thiết bị kiểm soát ô nhiễm gồm:
Phân ngành | Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến |
Quản lý nước và nước thải | 15-20% |
Kiểm soát ô nhiễm không khí | 10-20% |
Quản lý chất thải rắn đô thị | 6-8% |
1. Quản lý nước và nước thải
Nước và nước thải là phân ngành hứa hẹn nhất trong phân khúc môi trường Ấn Độ. Hai phân ngành này chiếm 26% công nghiệp công nhệ môi trường của Ấn Độ và dự kiến sẽ tăng trưởng 15-20% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Chính phủ, chủ yếu là chính quyền địa phương với kinh phí xây dựng từ các cơ quan nhà nước và chính quyền trung ương, tham gia vào những hoạt động xử lý nước thô, truyền tải và phân phối nước, thu gom, xử lý nước thải.
Các phân ngành công nghiệp tư nhân trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm và đồ uống, hóa chất, dược phẩm, nhà máy lọc dầu và dệt may đang tạo ra những cơ hội to lớn đối với các thiết bị xử lý nước và nước thải. Những ngành công nghiệp này ưa chuộng các hệ thống công nghệ xử lý tiên tiến như màng thẩm thấu ngược để xử lý nước thải.
Thị trường xử lý nước đang dần chuyển từ các nhà máy xử lý hóa chất và khử khoáng sang công nghệ màng. Khái niệm về các hệ thống tái chế nước thải và zero xả thải trở nên được chấp nhận rộng rãi những công nghệ mới cũng như bể phản ứng theo mẻ (SBR) và bể phản ứng xử lý sinh học màng (MBR) đang trở nên thông dụng. Chính phủ Ấn Độ đã cam kết tài trợ đáng kể để nâng cấp cơ sở hạ tầng của các thành phố và thị trấn, bao gồm nâng cấp hệ thống cấp nước và xử lý nước thải. Tuy nhiên, chính phủ vẫn không muốn bị rủi ro trong việc khám phá và áp dụng các công nghệ môi trường mới.
2. Kiểm soát ô nhiễm không khí
Các nhà máy nhiệt điện đốt than đang tạo ra các cơ hội đáng kể đối với thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí. Khoảng 58% công suất phát điện đã lắp đặt sử dụng nhiên liệu than. Tháng 12/2015 Bộ Môi trường - Rừng và Biến đổi khí hậu Ấn Độ đã thông báo những thay đổi liên quan đến các nhà máy nhiệt điện theo quy tắc môi trường (bảo vệ) sửa đổi năm 2015, nhằm mục tiêu giảm đáng kể các hạt vật chất (PM), oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), phát thải thủy ngân và thu hồi nước ngọt theo thứ tự 60-80 %. Dựa trên điều này, Bộ Năng lượng Ấn Độ, theo kế hoạch hành động mới nhất vào ngày 13/10/2017 đã đưa ra lộ trình sau đây cho các loại chất gây ô nhiễm khác nhau trong 650 nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ, gồm tổng công suất lắp đặt 196,667 Mega Watt (MW):
* Các thiết bị khử lưu huỳnh trong khí thải SOx (FGD) sẽ được lắp đặt tại 414 nhà máy vào năm 2022, với tổng công suất 161.522 MW. Còn lại 235 nhà máy hoặc phải tuân thủ các định mức SOx hoặc được lên kế hoạch loại bỏ dần.
* Các thiết bị lọc bụi tại 222 nhà máy nhiệt điện cũng phải được lắp đặt hoặc nâng cấp Bộ lọc bụi tĩnh điện để đạt được tiêu chuẩn về bụi hạt vật chất. Điều này được yêu cầu đối với các nhà máy nhiệt điện công suất 161.402 MW.
* Có sự biến cải trước khi đốt NOx trong lò hơi, lắp đặt đầu đốt NOx thấp, đót không khí phía trên cùng với lắp đặt hệ thống công nghệ khử xúc tác chọn lọc hoặc không xúc tác chọn lọc (SCR / SNCR) (không thấy có lộ trình cụ thể).
Ngày 11/12/2017, Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ (CPCB) đã ban hành Chỉ thị đối với các nhà máy nhiệt điện phải đảm bảo tuân thủ theo kế hoạch sửa đổi vào năm 2022.
Tổng công suất nhiệt 160.000 MW dự kiến sẽ được gắn kết với các hệ thống khử khí SOx ( FGD). Khung thời gian bắt buộc là 4 năm có vẻ không thực tế; khung thời gian thực tế hơn là 7 năm. Các ngành phục vụ công cộng Ấn Độ sẽ chi 8,5 tỉ đô la để lắp đặt hệ thống FGD trong khung thời gian 7 năm này.
Công suất khoảng 55.000 MW thuộc sở hữu của Tập đoàn Nhiệt điện Quốc gia (NTPC); và tổ chức này đang đi đúng hướng bằng cách thả nổi đấu thầu FGD đối với công suất khoảng 25.000 MW.
Công suất 80.000 MW khác thuộc sở hữu của các Ban điện lực nhà nước, vốn yếu về tài chính và không có khả năng đáp ứng khung thời gian quy định.
Các nhà sản xuất điện độc lập sở hữu công suất khoảng 30.000 MW và có khả năng lắp đặt đặt các hệ thống FGD nhưng đang tiến triển chậm vì tài chính của họ dựa trên các các cơ cấu thuế quan cũ không phải là yếu tố bắt buộc đối với giảm thiểu ô nhiễm được quy định gần đây.
3. Quản lý chất thải rắn đô thị
Những quy tắc về xử lý chất thải rắn đô thị (quản lý và mua bán) năm 2016 đặt ra các tiêu chuẩn mới về thành phần phân compost, xử lý nước rỉ rác, khí thải từ thiêu đốt và các tiêu chí đối với những cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp. Kết nối cả hai trọng tâm những quy định mới về chất thải thành năng lượng và tài trợ từ Chính phủ Ấn Độ nhằm nâng cấp các thành phố, nó đem lại cơ hội mới cho các công ty dịch vụ, thiết bị quản lý chất thải của Hoa Kỳ. Khu vực này bị chi phối bởi chính quyền thành phố, thường có nguồn lực tài chính hạn chế cũng như năng lực quản trị, kỹ thuật và nhân sự để thực hiện và vận hành các dự án đó. Các giải pháp xử lý chất thải thường gặp phải sự phản kháng của các nhóm cộng đồng và môi trường.
III. Cơ hội cho các nhà đầu tư và thương mại của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ môi trường
Ngày 31/5/2019, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã ra mắt một bộ mới gọi là "Bộ Jal Shakti" (nhằm quản lý tài nguyên nước) trên cơ sở gộp tất cả các công việc liên quan đến nước vào một bộ để cung cấp nước uống an toàn cho người dân Ấn Độ.
Bộ Jal Shakti mới đã được thành lập bằng cách tổ chức lại và sáp nhập các bộ trước đây: Bộ Tài nguyên nước, Phát triển sông và Trẻ hóa sông Hằng và Bộ Nước uống và Vệ sinh. Bộ Jal Shakti cũng sẽ đề cập đến các vấn đề từ tranh chấp nước quốc tế và liên bang, đến dự án làm sạch sông Hằng (Clean Ganga) là một sáng kiến hàng đầu nhằm làm sạch dòng sông, phụ lưu và các nhánh của sông này. Việc sáp nhập trên sẽ đảm bảo một cách tiếp cận toàn diện cho vấn đề quản lý nước và đảm bảo phối hợp tốt hơn các nỗ lực và sẽ nhanh chóng đưa ra chương trình kết nối các con sông từ các vùng miền khác nhau của đất nước và đảm bảo giải pháp cho tình trạng thiếu nước uống và tưới tiêu.
Kể từ năm 2015, Chính phủ Ấn Độ đã phân bổ 250 triệu đô la cho Nhiệm vụ Quốc gia về Làm sạch sông Hằng (NMCG), trong đó 156 triệu đô la đã được cung cấp cho các cơ quan cấp nhà nước và các cơ quan thực thi về phát triển sông Hằng vào năm 2017. Các dự án do NMGC tài trợ sẽ tiếp tục là một cơ hội lớn cho các dự án nước thành phố. Cho đến nay, có 267 dự án đã được tài trợ, trong đó, 82 dự án đã được hoàn thành.
Bộ Tài nguyên nước, Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng chính sách cho các dự án Đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nước thải đô thị thông qua mô hình đổi mới hỗn hợp thường niên theo Chương trình Namami Gange (Làm sạch sông Hằng). Hai loại hình thành công nhất của PPP ở Ấn Độ là Xây dựng, Vận hành và Chuyển giao, kết thúc và Người dùng (trong đó người dùng cuối hoặc chính người tiêu dùng là nhà điều hành tư nhân, sau đó sở hữu và chịu trách nhiệm về dự án) và Mô hình Thiết kế, Xây dựng, Vận hành (DBO). Sau này, cơ quan đô thị địa phương tài trợ chi phí vốn cho dự án và sử dụng khu vực tư nhân đưa kỹ năng quản lý và công nghệ để vận hành và duy trì tài sản trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Các rủi ro xây dựng, công nghệ và vận hành do nhà điều hành khu vực tư nhân gánh chịu trong khi rủi ro tài chính do đối tác chính phủ gánh chịu.
Tháng 4/2015, Chính phủ Ấn Độ đã triển khai Nhiệm vụ Thành phố thông minh là kế hoạch cho khu vực đô thị trị giá 1 nghìn tỉ USD để tạo ra 100 thành phố thông minh và làm trẻ hóa 500 thành phố và thị trấn khác trong vòng 5 năm tới. Quản lý cung cấp nước sạch, vệ sinh và chất thải, di chuyển hiệu quả và giao thông công cộng là những thành phần quan trọng của sáng kiến mới này. Cho đến nay, tổng vốn đầu tư 28 tỉ USD đã được đề xuất bởi 90 thành phố theo kế hoạch thành phố thông minh của mình. Việc triển khai Nhiệm vụ Thành phố thông minh được thực hiện bởi một Tổ chức Mục tiêu Đặc biệt (SPV), tổ chức này được thiết lập ở cấp thành phố dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. 77 thành phố thông minh đã thành lập SPV của họ và 2855 dự án trị giá 20 tỉ USD đang trong các giai đoạn thực hiện khác nhau.
Lời kết
Từ những phân tích trên cho thấy toàn cảnh về hiện trạng ô nhiễm môi trường của Ấn Độ. Hiện tại, Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý không khí, nước và chất thải. Do vậy, Chính phủ Ấn độ đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách (cả về chế tài và hỗ trợ tài chính) cho công tác bảo vệ môi trường, nhằm hỗ trợ khuyến khích các công ty trong nước đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, thiết bị môi trường. Ấn Độ cũng đã và đang tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm đối tác đầu tư cũng như xuất khẩu công nghệ, thiết bị môi trường vào Ấn Độ.
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.