Công nghệ số hóa góp phần xây dựng thương hiệu cạnh tranh của một quốc gia
Diễn đàn VIF19 năm nay đề cập đến các chủ đề như: Chính phủ điện tử vì những điều tốt đẹp; Thành phố thông minh, kết nối về bền vững; Công dân số sử dụng công nghệ một cách an toàn và trách nhiệm; Công nghệ - Đổi thay; Thúc đẩy tác động xã hội thông qua công nghệ mới...
Đại sứ Thuỵ Điển Pereric Hogberg phát biểu tại buổi khai mạc VIF19
Chia sẻ tại buổi họp báo, đại sứ Thuỵ Điển Pereric Hogberg khẳng định tầm quan tọng của Internet và công nghệ số hoá trong việc cải thiện đời sống người dân và xây dựng thương hiệu về tính cạnh tranh của một quốc gia. Đại sứ cho biết, hai yếu tố quan trọng nhất trong xã hội Thuỵ Điển là sự cởi mở và tính minh bạch. Ngày nay, 94% người Thuỵ Điển sử dụng Internet với tốc độ kết nối nhanh nhất thế giới. Việc sử dụng rộng rãi công nghệ và Internet đã giúp Thuỵ Điển thúc đẩy văn hoá cởi mở, tiếp cận thông tin, đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, nhờ đó tạo ra những phát minh, sự tăng trưởng và thịnh vượng cho đất nước Thuỵ Điển như ngày hôm nay. Một xã hội thông minh chỉ có thể đạt được khi có những công dân thông minh và am hiểu công nghệ.
Đánh giá về về năng lực phát triển Internet tại Việt Nam, ông Hogberg cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những thành tựu tương tự như Thụy Điển với tốc độ Internet phát triển nhanh chóng như hiện nay, và đặc biệt là sự phổ biến của các mạng xã hội tại Việt Nam. Theo ông, Việt Nam có một lợi thế lớn đó là chính phủ luôn ủng hộ thương mại tự do, và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới toàn cầu hóa.
Việc phát triển kết nối Internet sẽ thúc đẩy việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs). Trong 17 mục tiêu SDGs, mục tiêu thứ 9 nhắm tới việc “Gia tăng khả năng kết nối và truy cập thông tin của những công nghệ liên lạc để có được dịch vụ Internet toàn cầu, giá rẻ tại đất nước kém phát triển vào năm 2020”.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam chia sẻ, bước sang năm thứ 22, bên cạnh sự phát triển đáng ghi nhận về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ các nhu cầu kết nối cơ bản cho một thị trường với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người và tỷ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức trong việc nhận diện và hài hoá một số vấn đề xã hội và pháp lý phát sinh từ các ứng dụng công nghệ mới trên nền tảng Internet. Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 tiếp tục là cơ hội tốt để có một cái nhìn đa chiều, trên mọi góc độ trong môi trường cởi mở để cùng hướng tới mục tiêu thiết lập một cuộc sống số, một xã hội số tốt đẹp hơn.
“Việc tổ chức diễn đàn là một cách tuyệt vời để các bên tham gia có thể chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại Việt Nam cũng như các cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại. Với chúng tôi, tiến trình đối thoại này giúp ích cho công việc và cách tiếp cận của UNESCO về vấn đề truyền thông và thông tin ở Việt Nam, đảm bảo rằng công việc của chúng tôi đang làm là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam cũng như kỳ vọng vào sức sáng tạo của giới trẻ” – Ông Michale Croft, Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết.
Sự kiện cũng sẽ có một số hoạt động bên lề đáng chú ý như Diễn đàn thanh niên quản trị Internet (YIGF Vietnam) là sáng kiến được lần đầu tiên tổ chức vào năm 2010 tại Hồng Kông, song song với Diễn đàn Quản trị Internet Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APrIGF). Diễn đàn nhằm mục đích nâng cao nhận thức của giới trẻ về quản trị Internet, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tham gia tích cực hơn vào quá trình thảo luận về chính sách.
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.