Đắk Nông: "Tỉnh mạnh - Dân giàu - Thiên nhiên tươi đẹp - Xã hội nghĩa tình"
Kiên định, bám sát - phát triển hài hòa
Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên. Nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. (1)
Toàn cảnh thành phố Gia Nghĩa - Đắk Nông. |
Bên cạnh việc phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế, nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lần này cũng giữ quan điểm là phải chú trọng vào phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, v...v... Phát huy tối đa nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn lực, thu hút nhân lực có chất lượng cao. Khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phấn đấu đến năm 2050, đưa tỉnh nhà trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Song song với phát triển bền vững, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, mà còn phải đáp ứng về môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng, nhằm xây dựng xã hội khá giả, đưa mức thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh cao hơn mức thu nhập bình quân chung cả nước. Đắk Nông sẽ trở thành một trung tâm về công nghiệp nhôm và sau nhôm quốc gia.
Với điều kiện khí hậu và thiên nhiên ưu đãi, cử tri và nhân dân, cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Nông phấn đấu xây dựng tỉnh nhà dựa trên một nền nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị cao. Đồng thời, đưa Đắk Nông trở thành trung tâm về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong vùng. Đắk Nông của ngày sau sẽ trở thành "Tỉnh mạnh - Dân giàu - Thiên nhiên tươi đẹp - Xã hội nghĩa tình".
Khu vực Tà Đùng được ví như Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên. (Ảnh: baodaknong.vn) |
Thành quả ngày sau - Đến từ hôm nay
Đắk Nông - từ một tỉnh nghèo và có tuổi đời "non trẻ" nhưng lại đang có sức bật đáng kinh ngạc. Điển hình là năm 2021, chỉ số PCI tăng 8 bậc, cải cách hành chính tăng 10 bậc… Người ta ví von Đắk Nông như "nàng công chúa đang ngủ quên" chờ được đánh thức.
Nắm bắt được lợi thế và những khó khăn mà Đắk Nông sẽ phải đối điện, quy hoạch lần này đã nêu rõ nhiều phương án trên các mặt như: quy hoạch xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, phân bổ và khoanh vùng đất đai,... Đặc biệt, là chú trọng trong phương hướng phát triển ngành nghề, lĩnh vực quan trọng. Trong đó, tổ chức lại các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình "Một trung tâm - Ba cực động lực tăng trưởng - Bốn hành lang kinh tế - Bốn tiểu vùng phát triển".
"Đội hình" 1-3-4-4, bao gồm:1 Trung tâm: Thành phố Gia Nghĩa là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ của tỉnh; là đô thị hạt nhân của tiểu vùng Nam Tây Nguyên. 3 Cực động lực: - Cực động lực trung tâm hành thành từ chuỗi đô thị Đắk R'Lấp - Gia Nghĩa - Quảng Khê, với hạt nhân trung tâm là đô thị Gia Nghĩa. - Cực động lực phía Bắc hình thành từ đô thị hạt nhân Ea T'ling (huyện Cư Jút) và đô thị Đắk Mâm (huyện Krông Nô) tạo thành cực tăng trưởng phía Bắc. - Cực động lực phía Tây Bắc hình thành từ chuỗi đô thị hạt nhân Đắk Mil và 02 đô thị: Đức An (huyện Đắk Song) và Đắk Busk So (huyện Tuy Đức). 4 Trục hành lang kinh tế: - Trục hành lang đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14: Hành lang phát triển theo hướng Bắc - Nam, đóng vai trờ huyết mạch giao thương của tỉnh với các vùng Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh. - Trục hành lang đường Quốc lộ 28: Hành lang phát triển về phía Lâm Đồng và các tỉnh Duyên hải Miền trung. - Trục hành lang đường Quốc lộ 14C: Hành lang phát triển theo biên giới. - Trục hành lang đường Cao tốc CT02: Cơ bản theo trục hành lang đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14. 4 Tiểu vùng kinh tế: - Tiểu vùng trung tâm (đồng thời đóng vai trờ Cực động lực trung tâm), gồm thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk R'Lấp. Tiểu vùng phát triển công nghiệp (về thủy điện, bô xít - alumin - nhôm, chế biến nông sản,... ), du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Tiểu vùng phía Bắc, gồm huyện Đắk Mil và huyện Cư Jút. Tiểu vùng phát triển công nghiệp (về năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản,.. ), du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và kinh tế cửa khẩu. - Tiểu vùng phía Đông, gồm huyện Krông Nô và huyện Đắk Glong. Tiểu vùng phát triển du lịch (Khu vực Tà Đùng, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông,... ), nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp (chế biến nông, lâm sản, bô xít, năng lượng tái tạo,... ). - Tiểu vùng phía Tây, gồm huyện Đắk Song và huyện Tuy Đức. Tiểu vùng có phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tiêu, trồng rừng nguyên liệu, dược liệu, cây ngắn ngày, chăn nuôi,... ), công nghiệp (năng lượng tái tạo, bô xít, chế biến nông lâm sản,... ) và kinh tế cửa khẩu. |
Thắng cảnh quốc gia Thác Dray Sáp phía hạ nguồn của 3 thác Gia Long – Dray Nur – Dray Sáp trên sông Sêrêpốk (Đắk Nông). (Ảnh: baodaknong.vn) |
Nhiệm vụ trọng tâm - Chỉ tiêu cụ thể
Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, không chỉ vạch ra mục tiêu, phương hướng phát triển tỉnh nhà trong tương lai. Để thực hiện và đạt được những mục tiêu, phương hướng kể trên, thì trong giai đoạn trung hạn, đến năm 2030, quy hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách để kích thích và tạo đột phá trong phát triển.
".. đối với Đắk Nông hiện nay chúng ta phải vừa đi vừa chạy, đôi lúc phải nhảy…, vấp ngã cũng phải đứng lên mà đi." Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười |
Như việc cần phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư vào các dự án trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, để kết nối các vùng kinh tế động lực, vùng kinh tế khó khăn. Đẩy mạnh đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt, nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm của địa phương.
Với một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như: - Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 9,05%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 130 triệu đồng. - Về xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 73%; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm, riêng đồng bào dân tộc thiểu số là 5%. - Về tài nguyên, môi trường: tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 100% ở thành thị, 90% ở nông thôn; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 42%. - Về phát triển kết cấu hạ tầng: tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện, đảm bảo an toàn đạt 99,5%. |
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO