Đặt mục tiêu bán thêm 5 triệu tín chỉ carbon vào năm 2025

20/08/2024 07:50 Tăng trưởng xanh
Sau phiên giao dịch bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng) năm 2023, Việt Nam đã bắt đầu tham gia tích cực hơn vào thị trường tín chỉ carbon với mục tiêu đến năm 2025 có thể bán thêm 5 triệu tín chỉ.

Tại buổi tọa đàm “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng năm 2023 là một bước tiến quan trọng khi Việt Nam lần đầu tiên bán thành công tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới. Đây cũng là tiền đề để Việt Nam tham gia tích cực hơn vào thị trường tín chỉ carbon, với những lộ trình, mục tiêu rõ ràng.

Đặt mục tiêu bán thêm 5 triệu tín chỉ carbon vào năm 2025
Người trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đặt nhiều ký vọng vào thị trường tín chỉ carbon để tạo thêm thu nhập

Cụ thể, tại đồng bằng sông Cửu Long, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã được triển khai. Hiện đây là đề án tín chỉ carbon về lúa đầu tiên trên thế giới được thương mại.

Tính đến tháng 7/2024, đã có 7 mô hình thí điểm được triển khai, mỗi mô hình có diện tích trung bình 50 ha tại các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp.

Theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hợp tác với Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) để định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD/tín chỉ. Nếu nông dân tuân thủ đầy đủ các quy trình, họ có thể giảm được 30% lượng phát thải, tương đương với việc giảm 2 tín chỉ carbon, mang lại lợi ích kinh tế là 960.000 đồng.

Đặt mục tiêu bán thêm 5 triệu tín chỉ carbon vào năm 2025
TS. Trần Minh Hải đề cập nhiều về thực trạng các doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu kiến thức về thị trường tín chỉ carbon của người trồng lúa để bán vật tư nông nghiệp đang diễn ra ở khu vực ĐBSCL

Nguồn thu nhập tăng thêm cho người trồng lúa từ tín chỉ carbon là không nhỏ. Tuy nhiên, TS. Trần Minh Hải cảnh báo phải xác định rõ, trồng lúa không phải để sản xuất carbon mà là vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao bằng quy trình sản xuất tốt, bền vững.

Sở dĩ TS. Trần Minh Hải phải đưa ra lưu ý này vì thời gian gần đây, trong khi người nông dân dành nhiều sự quan tâm đến nguồn thu nhập tăng thêm từ việc bán tín chỉ carbon. Nhiều địa đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp về địa phương nói quá vấn đề cam kết trả 20 USD/1 tín chỉ carbon. Đã có hiện tượng công ty cắm bảng sản xuất giảm phát thải trên nhiều đồng ruộng nhưng mục đích chính là kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Thậm chí có doanh nghiệp còn đến các vùng trồng lúa của người dân đặt ống xuống và reo rao đó là hệ thống đo giảm phát thải. Trong khi trên thực tế chưa có doanh nghiệp nào được đo đạc để cấp chứng chỉ carbon trong trồng lúa.

Đặt mục tiêu bán thêm 5 triệu tín chỉ carbon vào năm 2025
Từ sự dẫn dắt của các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhiều người trồng lúa hiểu chưa đúng về thị trường tín chỉ carbon hiện nay

Vì vậy để hiểu đúng về thị trường tín chỉ carbon, TS. Lê Hoàng Thế - Giám đốc Công ty TNHH Lâm nông nghiệp vi sinh VOS Harvest cho rằng các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường tín chỉ carbon cần chuẩn bị nguồn nhân lực có hiểu biết, tri thức để kiểm kê, kê khai và những vấn đề liên quan đến carbon.

Thanh Hải

Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động