Đề xuất kiểm soát ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính từ giao thông thân thiện môi trường

20/05/2020 13:51 Chính sách - Pháp luật
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất lượng không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý và định hướng phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các đề xuất có liên quan.
Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường: Điều tiết các hành vi theo hướng thân thiện môi trường
de xuat kiem soat o nhiem khong khi va giam phat thai khi nha kinh tu giao thong than thien moi truong
Khuyến khích các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Trong nội dung báo cáo, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã tổng hợp báo cáo về: (i) Thực trạng ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam; (ii) Tình hình phát triển phương tiện giao thông sử dụng điện trên thế giới và Việt Nam; (iii) Các chính sách pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; (iv) Các đề xuất, kiến nghị có liên quan.

Về các đề xuất, kiến nghị, để kiểm soát chất lượng môi trường không khí, giảm phát thải khí nhà kính do các hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo một số nội dung cụ thể như sau:

Trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; phân công các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các quy định mới về kiểm soát ô nhiễm không khí, giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng các phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

Ban hành Nghị quyết của Chính phủ về kiểm soát ô nhiễm không khí, trong đó có nội dung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường như xe điện, phương tiện sử dụng nhiên liệu tái tạo.

Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển các phương tiện giao thông thân thiện môi trường.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, chỉnh sửa và tham mưu, trình Chính phủ bổ sung đối tượng xe ô tô thân thiện môi trường gồm: xe ô tô chạy điện, xe hybrid, xe sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học, xe chạy bằng khí nén thiên nhiên CNG vào chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 và Thông tư số 128/2016/TT-BTC ngày 09/8/2016 phù hợp với Khoản 22, Điều 2 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe điện, phương tiện sử dụng nhiên liệu CNG.

Giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng kế hoạch đảm bảo nhu cầu nguồn điện để sạc cho các phương tiện giao thông chạy điện; quy hoạch hệ thống trạm sạc điện các phương tiện giao thông chạy điện; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất các chính sách khai thác, chế biến nguyên liệu (lithium, coban…) phục vụ cho sản xuất pin xe điện.

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải và lộ trình áp dụng đối với phương tiện giao thông lắp ráp, nhập khẩu mới, phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng và phương tiện đang lưu hành; xây dựng, ban hành tiêu chí thân thiện môi trường và chứng nhận nhãn sinh thái đối với sản phẩm xe điện; xây dựng và ban hành quy trình, kế hoạch thu hồi, tái chế, xử lý thiết bị, ắc quy từ xe điện.

Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động