Định hướng phát triển bền vững ngành Công Thương ​

30/08/2019 02:08 Tăng trưởng xanh
Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Bộ Công Thương tổ chức sáng 29/8, tại Hà Nội.
Thủ tướng: Chiến lược, Phương hướng KT-XH phải thể hiện rõ khát vọng phát triểnKế hoạch thực hiện Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2025Phải thoát khỏi tư duy cũ để thiết kế cơ chế cho tương lai
dinh huong phat trien ben vung nganh cong thuong
Quang cảnh tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, để thực hiện Chiến lược phát triển bền vững (PTBV) và Chương trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thành lập Ban Chỉ đạo PTBV và Văn phòng PTBV của Bộ Công Thương để triển khai các nhiệm vụ được giao, đồng thời ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (tại Quyết định số 4917/QĐ-BCT ngày 29/12/2017) để thực hiện. Trong đó, 15 mục tiêu về PTBV của Chính phủ giao đã được Bộ Công Thương được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và phân công cho 20 đơn vị thuộc Bộ để thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá, với công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch để triển khai Chiến lược PTBV và Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV như hiện nay về cơ bản đã thấy được sự quan tâm, chủ động tích cực của ngành Công Thương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch, các đơn vị đã gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện do vấn đề về nhận thức, hiểu biết tường tận về nội hàm của PTBV trong các lĩnh vực ngành Công Thương, cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hành động cụ thể của từng ngành, lĩnh vực có đóng góp như thế nào đến tiến trình PTBV của ngành, lĩnh vực, quốc gia vẫn đang là các câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng.

dinh huong phat trien ben vung nganh cong thuong
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại Hội thảo

Do đó, thông qua Hội thảo khoa học này, với tinh thần cầu thị, lãnh đạo Bộ Công Thương mong muốn được tất cả chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học và toàn thể đại biểu tham dự hội thảo chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng, tư vấn cho Bộ Công Thương xây dựng Kế hoạch hành động PTBV ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2030 để thực hiện hiệu quả.

Cũng tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) khẳng định, "xương sống" của đề án PTBV luôn gắn với tái cơ cấu ngành, bao gồm các lĩnh vực truyền thống như công nghiệp, năng lượng, thương mại,… Vì vậy, trong bối cảnh thế giới đang hiện đại hóa mỗi ngày, với sự thay đổi liên tục về khoa học công nghệ, ngành Công Thương luôn mong muốn được lắng nghe quan điểm của các chuyên gia về mối tương quan giữa phát triển PTBV và kinh tế tuần hoàn - xu hướng tăng trưởng của toàn cầu hiện nay.

Đại diện Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bà Võ Băng Nga cho biết, 5 yếu tố của Chương trình nghị sự 2030 là: Con người, Đối tác, Hòa bình, Thịnh vượng, Hành tinh. Chương trình này hướng đến mục tiêu tổng quát tới năm 2030: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển, xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

dinh huong phat trien ben vung nganh cong thuong
ThS. Lê Minh Đức - đại diện Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Đại diện Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, TS Đinh Văn Châu đã chia sẻ tại Hội thảo định hướng phương pháp và nội dung xây dựng đề án phát triển bền vững lĩnh vực công nghiệp Việt Nam. Theo đó, nhân tố tác động đến phát triển bền vững lĩnh vực công nghiệp gồm: (1) Điều kiện nguồn lực tự nhiên; (2) Trình độ khoa học và công nghệ; (3) lực lượng lao động; (4) Thương mại; (5) Cơ cấu nhu cầu thị trường; (6) Cơ cấu đầu tư; (7) Chính sách công nghiệp.

TS Đinh Văn Châu nhấn mạnh, muốn PTBV lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam, cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn lực (tài nguyên, lao động, khoa học công nghệ, tài chính, năng lượng, các lợi thế); tối ưu hóa cơ cấu sản xuất; xây dựng ngành sản xuất mũi nhọn; bảo tồn tài nguyên, cải thiện môi trường; phân bổ lợi ích hài hòa, công bằng…

Đại diện Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, ThS. Lê Minh Đức có ý kiến về việc xây dựng kế hoạch, chương trình PTBV cần có mục tiêu rõ ràng, phải có trọng tâm, nếu không việc xây dựng sẽ rất khó. Hơn nữa, nếu không có mục tiêu cụ thể, khác biệt, sẽ dẫn tới việc lẫn lộn giữa phát triển bình thường, kế hoạch bình thường với PTBV…

Trên tinh thần tiếp thu, các ý kiến tại Hội thảo sẽ được Ban chỉ đạo PTBV và Văn phòng PTBV của Bộ Công Thương tổng hợp và bổ sung trong Kế hoạch hành động PTBV ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2030.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động