Đưa vật liệu khác thay thế cát trong xây dựng
Phát triển bền vững từ vật liệu xây dựng "xanh" |
Cát nghiền nhân tạo sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường. |
Cát tự nhiên là vật liệu cần thiết trong xây dựng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lượng cát tự nhiên có hạn, việc khai thác trái phép đã gây ra nhiều vấn đề cho môi trường và đời sống của người dân, đặc biệt là tạo ra những lỗ hổng sâu trong lòng sông, làm biến đổi vận tốc dòng nước chảy, thậm chí là tạo ra những trục nước xoáy, gây nguy hiểm cho tàu bè đi lại. Vì vậy, đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy và triển khai đưa những vật liệu khác thay thế cát trong hoạt động xây dựng.
Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu tại chỗ, nhất là tận dụng các chất thải sản xuất, chất thải xây dựng đang được các cơ quan quản lý, các địa phương, các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng cát xây dựng của Việt Nam ngày một tăng cao.
Kinh nghiệm từ nhiều nước trên giới cho thấy, ngay từ thập niên 1970, họ đã bắt đầu sử dụng tro xỉ, tro trấu… làm vật liệu san lấp, ổn định nền móng, đất nền, làm gạch ốp lát, gạch xây, gạch lót đường, làm bê tông xi măng xây dựng cảng…
Trong đó, xỉ đồng được sử dụng để thay thế một phần của cát tự nhiên dưới dạng cốt liệu mịn trong bê tông làm vỉa hè mà không làm giảm độ kết dính, cường độ nén và uốn của bê tông.
Xỉ lò cao cũng được sử dụng làm vật liệu thay thế cho cát tự nhiên trong xây dựng. Khi thay thế cát bằng xỉ lò cao, cường độ nén của xi măng tăng.
Một vật liệu khác cũng có thể thay thế cát tự nhiên trong xây dựng đó là tro bay. Các tính chất cơ học của bê tông đặc biệt sử dụng 30% tro bay thay thế cho cát tự nhiên cho thấy mô hình phát triển cường độ thuận lợi, tăng theo thời gian. Bụi đá từ các máy nghiền đá kết hợp với tro bay có thể thay thế 100% cát tự nhiên trong xây dựng.
Việc sử dụng tro bay trong sản xuất bê tông đem lại những lợi ích như giảm tiêu thụ xi măng, tăng khả năng kháng sulfat, giảm phản ứng kiềm silica và giảm tính thấm.
Ngoài ra, cát tái chế và cốt liệu từ phế thải xây dựng có cường độ thấp hơn 10 - 15% so với bê tông thường, có thể được sử dụng thay cát tự nhiên cho các ứng dụng phi kết cấu như sàn nhà và vật liệu trám.
Kết quả sử dụng các vật liệu này làm đường đã giúp công trình giảm co ngót, giảm ăn mòn; trong xây dựng cảng, các trạm cứu trợ dưới nước thì gia tăng độ vững chắc, sức đề kháng hóa học; khi làm hệ thống xây đập, đê kè giảm được nhiệt thủy hóa, tăng độ vững chắc cho công trình. Đặc biệt, đối với các công trình kiến trúc, làm tăng thêm hiệu quả chống thấm.
Tuy nhiên, để việc sử dụng loại vật liệu mới này được phổ biến cần phải sớm chấm dứt mối lo ngại của người dân về chất lượng của loại vật liệu mới. Theo đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống về tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và quy định, hướng dẫn rõ ràng đối với vật liệu mới thay thế cát để người dân biết và sử dụng.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.