Kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai
Dành 10.000 tỷ đồng cho các dự án phòng chống thiên tai |
Lực lượng chức năng xử lý sự cố sạt lở má đê phía đồng tuyến đê biển số 5 đoạn qua địa phận xã Nam Phú (Tiền Hải). |
Những nội dung chính của Kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm soát việc đảm bảo an toàn trước thiên tai; kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có, không tăng thêm đầu mối và biên chế; đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai; xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực giám sát khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai; kiểm soát an toàn trước thiên tai; lập và rà soát kế hoạch, quy hoạch đảm bảo yêu cầu về phòng, chống thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.
Kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai nhằm đảm bảo triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết 76/NQ-CP; xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết; xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
Định kỳ hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai có hiệu lực từ ngày 03/10/2019.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.