Khoan kích ngầm đặt cống gom nước thải kỳ vọng hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội: Xây đường gom nước thải 'cứu' sông Tô Lịch |
Máy xúc khởi động lễ động thổ tại điểm khởi đầu của dòng sông Tô Lịch tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. |
Trước tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này. Từ cuối những năm 1990, sông Tô Lịch đã bắt đầu được nạo vét đáy, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Tiếp đó, từ năm 2009 đến nay, Hà Nội cũng đã có nhiều giải pháp cấp bách như dùng nước sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Năm 2014, Sở Tài nguyên & Môi trường đã tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn trước khi thải ra sông. Cuối năm 2018, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng đưa ra phương án dùng nước sông Hồng thau rửa nước sông Tô Lịch; sử dụng chế phẩm Redoxy3C để xử lý ô nhiễm, hay thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor (Nhật Bản) và gần đây nhất là hồi sinh dòng sông bằng nước hồ Tây… Vậy nhưng, đến nay, sông Tô Lịch ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm.
Về phương pháp đặt cống gom nước thải sông Tô Lịch cũng đã được nêu ra từ nhiều năm trước. Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội (Chủ đầu tư dự án) cho biết, việc đặt ống cống sẽ được sử dụng công nghệ khoan kích ngầm – công nghệ hiện đại lần đầu tiên sử dụng ở Hà Nội. Với công nghệ này, có thể tiến hành thi công đặt ống dưới lòng đất mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao thông bên trên, nên không làm ùn tắc hệ thống giao thông, đời sống của dân cư trong khu vực thi công. Dự án có quy mô xây dựng trên phạm vi lưu vực khoảng 4.874 ha (dân số đến năm 2020 khoảng 900.000 người) bao gồm nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000m3/ngày đêm và hệ thống cống thu gim, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần khu vực quận Hà Đông) với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52,621 km, đường kính từ 400 mm-2.400mm. Trong quá trình rà soát thiết kế dự án đã điều chỉnh phương án đặt cống từ dưới lòng đường hoặc hai bên bờ sông xuống dưới lòng sông. Hệ thống cống gom nước thải tại sông Tô Lịch dài 21 km, trong đó có hơn 11 km đi ngầm dưới lòng sông (từ đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, đến cầu Quang, huyện Thanh Trì).
Những ống cống khổng lồ, người có thể đi vừa sẽ được đặt để gom nước thải dưới lòng sông Tô Lịch. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng. |
Tổng chiều dài các ống cống trong dự án là 52,66km, đường kính 1,8 - 2 m, nằm sâu dưới đất 8 - 15 m, gom nước thải từ các khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, khu vực đô thị mới Hà Đông dẫn trực tiếp về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá xử lý. Toàn bộ lưu vực nước 4.800 ha và nước thải của gần 1 triệu hộ dân sẽ được thu gom xử lý sau khi hệ thống hoàn thành.Tổng mức đầu tư cho dự án là hơn 16.000 tỷ đồng.
Kỳ vọng, Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết được căn bản phần gốc của vấn đề xử lý nước thải cho các dòng sông Tô Lịch, sông Lừ, một phần quận Hà Đông và khu đô thị mới.
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.