Mô hình sản xuất thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh

11/03/2020 08:27 Tăng trưởng xanh
“Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN-SIPA) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức, trong đó có sự tham gia của tỉnh Hà Tĩnh, nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tiếp thu thêm kiến thức mới, cải tiến phương thức canh tác, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ bờ biển và cải thiện sinh kế…
Thí điểm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào đô thị Quy trình canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Dự án VN-SIPA do Chính phủ Đức hỗ trợ thực hiện trong 4 năm (2019-2023) với tổng số vốn 10,3 triệu euro. Dự án gồm 5 hợp phần, trong đó hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình tham gia Hợp phần 3 - thực hiện thí điểm thích ứng dựa vào hệ sinh thái.

Hợp phần 3 của Dự án xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các nông hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương, tỉnh Hà Tĩnh. Hợp phần này hướng đến 5 mục tiêu: Cải thiện khả năng thích ứng và sinh kế cho nông hộ: Nông hộ nhỏ tại các vùng dự án tăng khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu việc thực hiện các mô hình EbA/CSA có lồng ghép giới và có khả năng nhân rộng; Nhân rộng qua cơ quan nhà nước và các đối tác khác: Phương pháp và mô hình EbA/CSA được tích hợp/triển khai thông qua kế hoạch, chương trình và chính sách của cơ quan nhà nước và các tổ chức khác; Hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng Kế hoạch thích ứng cấp tỉnh (NAP): Kinh nghiệm các hoạt động của dự án được đưa vào quy trình NAP của tỉnh. Nghiên cứu tình huống thực tế về tổn thất và thiệt hại ở Hà Tĩnh (sẽ được xác định sau); Xây dựng đề cương thích ứng với kế hoạch tài chính được xây dựng, phù hợp với các mục tiêu của tỉnh và quốc gia nhằm nhân rộng các biện pháp EbA/CSA.

Với kinh phí thực hiện dự án tại Hà Tĩnh là 1,2 triệu EUR, mục tiêu dự án đặt ra là làm thế nào để các hộ sống ở 2 trong 10 hệ sinh thái – xã hội là các khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương ở tỉnh Hà Tĩnh được tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tiếp thu thêm kiến thức mới, cải tiến phương thức canh tác, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ bờ biển và cải thiện sinh kế…

Có thể nói, nội dung dự án rất thiết thực với Hà Tĩnh, nơi khí hậu đang diễn biến phức tạp, nắng nóng thất thường, tác động xấu tới đời sống dân sinh và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dự án cũng đề cao vai trò chủ động của người dân trong xây dựng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Địa phương có rất nhiều mô hình nông nghiệp xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cụ thể là mô hình sử dụng trụ cây thay thế cho trụ bê tông trồng cây tiêu ở xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh. Việc sử dụng cây trụ để trồng hạt tiêu khắc phục một số nhược điểm của trụ bê tông. Vào mùa hè trụ bê tông nóng trong khi trụ cây có tán chế nắng, làm phân bón cho cây khô lá rụng, rễ tiêu bám sâu vào trụ cây chống đổ cây tiêu khi bão xảy ra. Bên cạnh đó cây trụ sống chống hạn tốt, độ bám của cây chắc hơn, tuổi thọ dài hơn. Mô hình này tăng tính cộng sinh giữa cây tiêu với hệ sinh thái.

mo hinh san xuat thong minh thich ung voi bien doi khi hau tai ha tinh
Tham quan mô hình dùng cây ăn quả thay thế trụ tiêu bằng bê tông.

Mô hình trồng cây ăn quả tích hợp hệ thống tưới nhỏ giọt tích kiệm nước đang được người dân xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh thực hiện. Người dân được tập huấn kỹ thuật để ươm giống (cây cam) và sản xuất các chế phẩm sinh học (người dân ngâm rượu, tỏi, ớt để kiểm soát sâu bệnh không dùng thuốc bảo vệ thực vật). Người dân tham gia Chương trình nông thôn mới và được hỗ trợ tiền giống, hỗ trợ hệ thống tưới nước nhỏ giọt ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động