Thí điểm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào đô thị

22/01/2020 10:00 Tăng trưởng xanh
Thích ứng dựa vào hệ sinh thái được xác định như một biện pháp thích ứng hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu.
Sớm triển khai giải pháp chống sạt lở khẩn cấp, bảo vệ bờ biển Hội An
thi diem giai phap thich ung voi bien doi khi hau dua vao do thi
Chòi cứu hộ cũng bị sóng biển ngoạm sát móng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. (Ảnh: Võ Dung)

Quảng Bình là một trong nhiều địa phương thường xuyên chịu tác động nặng nề của thiên tai, bão, lũ và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, từ 2014 đến 2018, tỉnh đã thực hiện dự án Thích ứng dựa vào hệ sinh thái. Ngay sau khi dự án kết thúc, Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris với số vốn trên 10 triệu Euro, triển khai ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thí điểm tại hai địa phương Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Từ năm 2016, Dự án đã triển khai các mô hình thí điểm các biện pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại những vùng ven biển bị xói lở và cát bay tại tỉnh Quảng Bình, thông qua hoạt động trồng và phục hồi rừng phòng hộ ven biển kết hợp các hoạt động sinh kế như nuôi bò, nuôi cá nước ngọt và trồng rau. Ở Hà Tĩnh, dự án thí điểm các biện pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở những vùng núi cao trong điều kiện hạn hán, thông qua các mô hình làm giàu rừng tự nhiên bằng cây bản địa kết hợp trồng cam đặc sản Hà Tĩnh, trồng dứa theo đường đồng mức và nuôi ong.

Theo ông Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình cho biết, thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái là một cách tiếp cận mới mẻ, tuy nhiên đây được đánh giá là phương pháp mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội về lâu dài. Việc lồng ghép chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái là cách tiếp cận đạt được hiệu quả về chi phí, dễ dàng tiếp cận đối với cộng đồng dân cư nông thôn, có thể lồng ghép, gắn kết và duy trì kiến thức truyền thống, giá trị văn hóa bản địa và thích ứng dựa vào hệ sinh thái có thể bổ trợ (hoặc thay thế) cùng với các biện pháp thích ứng khác nhằm ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được lựa chọn làm địa phương thực hiện thí điểm giải pháp thích ứng dựa vào đô thị. Ông Lương cũng bày tỏ hy vọng, mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại đô thị và quản lý rủi ro khí hậu tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giảm được những rủi ro thiên tai, góp phần đảm bảo sinh kế, an ninh lương thực, bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu và quản lý bền vững tài nguyên nước và có thể nhân rộng mô hình trong cả nước và quốc tế.

Dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN-SIPA) do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tài trợ được thực hiện với mục tiêu nhằm tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trọng tâm là thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam. Một trong những hợp phần quan trọng của Dự án nhằm phân tích, lập kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) và quản lý rủi ro khí hậu cho khu vực đô thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động