Nâng cao vai trò của phụ nữ trong ứng phó BĐKH
Sự kiện nằm trong khuôn trong khuôn khổ Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APNN) lần thứ 8 diễn ra từ ngày 18 – 20/10.
Tại hội thảo, các nhà khoa học nữ đại diện cho một số quốc gia châu Á – Thái bình Dương đã chia sẻ kinhg nhiệm ứng phó BĐKH và tăng cường sự tham gia của phụ nữ, như Hệ thống tưới tiêu ở làng xã Sri Lanka, Hệ thống cảnh báo và sơ tán năng động ở Đài Loan; xây dựng các cây cầu ở Nepal trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đại diện Việt Nam trình bày một số nội dung như: Ứng dụng các giải pháp tổng hợp về khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu tác động và nguy cơ BĐKH ở VIệt Nam; Phát triển vật liệu nano tích hợp cho cây trồng nhằm ứng phó với BĐKH; nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong đánh giá tác động môi trường với các dự án cơ sở hạ tầng tại VIệt Nam; Môi trường làng nghề Việt Nam – thách thức và giải pháp; Xây dựng nguồn lực từ cộng đồng trong các dự án phát triển bền vững…
Theo các nghiên cứu về giới, phụ nữ đóng góp đáng kể cho công tác chuẩn bị, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở các quốc gia, bao gồm những người tiên phong, các tình nguyện viên, người dân cũng như các quan chức Chính phủ. Tuy vậy, vai trò của phụ nữ ít được thừa nhận và họ thường khó tiếp cận nguồn lực, phát triển kỹ năng, thông tin. Điều này tiếp tục hạn chế tiếng nói và tầm ảnh hưởng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu ở cả cấp độ khu vực, cấp quốc gia và quốc tế.
Bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng cho rằng, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), cụ thể là SDG1 về chấm dứt đói nghèo dưới mọi hình thức, SDG 13 về nâng cao tính chống chịu và tăng khả năng thích ứng chống lại thiên tai, SDG 5 về bình đẳng giới.
GS Vishaka hidellage, Chủ tịch Hội nữ khoa học Sri-Lanka chia sẻ tại hội thảo
Theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các khu vực đồng bằng ven biển. Chính vì vậy, các chính sách trong lĩnh vực biến đổi khí hậu tập trung phần lớn vào thích ứng và coi đây là yêu cầu bắt buộc để tồn tại. Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris hiện đã được Việt Nam triển khai rộng khắp ở tất cả các Bộ, ngành, điạ phương trong cả nước với 68 nhóm nhiệm vụ, ưu tiên thích ứng và hướng tới trách nhiệm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bắt buộc. Khó khăn hiện nay là vấn đề nguồn lực thực hiện, làm thế nào để huy động khối tư nhân, giới khoa học cùng tham gia vào kế hoạch ở các cấp, các ngành.
Quang cảnh hội thảo