Năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam

24/06/2023 10:00 Tăng trưởng xanh
Tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105.000 việc làm trực tiếp.
Năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam

Cụ thể, sản lượng năng lượng tái tạo tăng thêm của cả thế giới năm 2023 dự kiến sẽ cao hơn 30% so với năm trước đó trong bối cảnh có nhiều quan ngại về an ninh năng lượng liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Trong báo cáo mới công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, sản lượng năng lượng tái tạo mới sẽ tăng 107 gigawatt so với năm 2022, mức tăng kỷ lục, lên hơn 440 gigawatt trong năm 2023.

Đóng góp phần lớn vào mức tăng này là việc nhiều nước đang phát triển mạnh mẽ các hệ thống điện mặt trời và điện gió triển, phản ánh nhu cầu tìm những giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh có nhiều quan ngại về an ninh năng lượng liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Tổng sản lượng năng lượng tái tạo trong năm tới dự kiến sẽ tăng lên 4.500 gigawat.

Mức tăng này sẽ đưa tổng công suất điện tái tạo trên thế giới trong năm nay dự kiến đạt khoảng 3.800 gigawat và sẽ tiếp tục tăng lên 4.500 gigawat vào năm sau.

Châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh do cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan đến xung đột Ukraine, trong khi các biện pháp chính sách mới được cho là sẽ giúp sản lượng của Mỹ và Ấn Độ tăng đáng kể trong 2 năm tới.

Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, đóng góp tới 55% tổng sản lượng năng lượng tái tạo tăng thêm trong năm 2023 và 2024.

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã cho thấy, năng lượng tái tạo không chỉ là giải pháp giúp nguồn cung điện sạch hơn mà còn an toàn hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Xét về các nguồn năng lượng, trong năm 2023, năng lượng mặt trời chiếm 2/3 mức tăng sản lượng, trong khi năng lượng gió cũng được dự báo tăng mạnh gần 70% so với năm 2022, sau 2 năm đình trệ.

Theo IEA, nguyên nhân thúc đẩy năng lượng gió tăng trưởng mạnh là việc hoàn thành các dự án bị trì hoãn do các quy định phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Âu và Mỹ.

Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 5, IEA cho biết, đầu tư toàn cầu vào công nghệ năng lượng sách trong năm 2023 dự kiến sẽ vượt xa đáng kể mức chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch.

Trong số 2.800 tỷ USD dự kiến đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong năm 2023, hơn 1.700 tỷ USD là vào các lĩnh vực năng lượng sạch như năng lượng tái tạo và điện hạt nhân. Chỉ có hơn 1.000 tỷ USD dự kiến sẽ được chi cho ngành than, khí đốt và dầu mỏ.

Còn theo đại diện của Boston Consulting Group (BCG), xu hướng xanh cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc - nền kinh tế có lượng phát thải cao nhất thế giới hiện nay, với sự chuyển đổi mạnh mẽ sang sử dụng các phương tiện giao thông xanh.

Để đạt được kế hoạch đề ra, Trung Quốc đã tập trung áp dụng chính sách tăng trưởng xanh; trong đó tập trung vào ban hành các tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ phát triển các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh thông qua loạt giải pháp như miễn giảm thuế, hỗ trợ hạ tầng, thủ tục…

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu của BCG, để tăng tốc tăng trưởng xanh, tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105.000 việc làm trực tiếp.

Đối với hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40 - 50.000 việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Việt Nam với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

PV
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động