Nhà máy tích hợp cả 03 công nghệ xử lý chất thải rắn, sản xuất năng lượng tái tạo
Bắc Ninh chú trọng công nghệ đốt rác phát điện |
Bóc tách lượng rác tồn đọng trong khuôn viên Nhà máy để đem chôn lấp |
Đây là dự án xử lý rác thải lớn, có quy mô 9ha, hiện đại đầu tiên được đầu tư tại Quảng Bình. Nhà máy do Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 53.835 nghìn Euro, tương đương khoảng 1.380 ngàn tỷ đồng, công suất thiết kế 245 tấn rác thải rắn sinh hoạt và 60 tấn phế phẩm nông nghiệp/ngày.
Ông Phan Văn Hào - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình) cho biết: Nhà máy phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt này có 05 dây chuyền thực hiện quá trình xử lý rác. Từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2019, Nhà máy mới lắp đặt hoàn thiện và đưa vào vận hành dây chuyền phân loại rác thải, công suất 245 tấn/ngày. Các dây chuyền còn lại như lên men sản sinh biogas, dùng khí gas phát điện và sản phẩm sau lên men dùng sản xuất phân bón khoáng hữu cơ… chưa hoạt động. Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam đã vận hành thử, đánh giá hiệu quả của dây chuyền phân loại, phần rác sau khi phân loại còn lại vận chuyển về xử lý chôn lấp tại bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch.
Dây chuyền phân loại rác thải sau khi vận hành thử, đang nghỉ bảo trì. |
Có 5 chuyên gia người Đức và 60 công nhân Việt Nam vận hành khi nhà máy hoạt động. |
Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương; cung cấp phân bón và đất sạch phục vụ nhu cầu nông nghiệp sạch; sản xuất điện thương phẩm và năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam đã lựa chọn công nghệ phân loại, xử lý ủ yếm khí lên men thành phần rác hữu cơ, sản xuất biogas kết hợp phát điện là Công nghệ hiện đại nhất của Đức, phiên bản mới được thiết kế riêng, phù hợp cho các quốc gia vùng nhiệt đới và được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam có thể chịu đựng được mưa, độ ẩm và chịu được tốc độ gió bão lên đến tốc độ 16 km/giờ; là giải pháp phù hợp trong xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp theo xu hướng tái chế, tái sử dụng và tiết kiệm, tận dụng được năng lượng.
Đây là công nghệ tích hợp của 03 công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường nhằm thu hồi vật liệu có thể tái chế, tạo khí phát điện và sản xuất phân bón khoáng hữu cơ, xử lý được chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nông nghiệp. Công nghệ phân loại có sử dụng hệ thống tách từ, phân tích phổ, nghiền, sàng, sấy, phân tách chất thải rắn sinh hoạt thành các vật liệu có thể tái chế, không phân hủy sinh học như nilon, kim loại, cao su,.. Và phần rác hữu cơ có thể phân hủy sinh học.
Phần rác hữu cơ sau khi phân loại và phế, phụ phẩm nông nghiệp như bã ngô, bã mía, bã sắn, thân cây, phân gia súc, gia cầm… sẽ được xử lý lên men ở nhiệt đô cao từ 60-65 độ C giúp loại bỏ các khuẩn, sinh vật có hại trong môi trường có độ ẩm cao, phần khí gas sau khi lên men sẽ được đốt trong dây chuyền khép kín sản xuất ra điện với tổng công suất 5,4 MW phục vụ nhà máy và hòa điện lưới quốc gia.
Phần mùn thải sau từ quá trình lên men được sấy và bổ sung N, P, K tạo thành phân bón khoảng hữu cơ, dạng viên nén – Đây là loại phân bón giàu dưỡng chất, an toàn, phù hợp với các loại đất và cây trồng.
Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ. |
Công nghệ này có các ưu điểm như: giảm thiểu đáng kể lượng chất thải rắn đem chôn lấp (tỷ lệ chất thải cần chôn lấp sẽ nhỏ hơn 7%); tận dung được năng lượng phát thải biến đổi thành điện năng phục vụ nhà máy và hòa điện lưới quốc gia; khắc phục được nhược điểm của phương pháp đốt chất thải rắn thông thường về tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu tối đa khi ô nhiễm; với hệ thống dây chuyền đồng bộ, khép kín và hệ thống lọc bụi và khí thải bằng than tính giúp ngăn chặn các loại khí gây hại phát tán ra môi trường bên ngoài, giảm tác nhân gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.