Nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định cập nhật của Việt Nam

09/09/2020 10:10 Tác động môi trường
Việt Nam đã và đang tiếp tục với những định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp và đã cụ thể bằng chính chính sách cụ thể như Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới.
Thực trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
no luc giam nhe phat thai khi nha kinh trong bao cao dong gop quoc gia tu quyet dinh cap nhat cua viet nam

Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm việc với Đại sứ CH Italia và Đại sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Đại sứ Cộng hòa Italia - ông Antonio Alessandro và Đại sứ Vương quốc Anh - ông Gareth Ward.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Việt Nam đã trình báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định INDC năm 2015 (đã trở thành Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) sau khi Thỏa thuận Paris có hiệu lực năm 2016) và đã hoàn thành NDC cập nhật và sẽ trình Ban Thư ký Công ước NDC cập nhật ngay trong tuần này. NDC cập nhật của Việt Nam bao gồm 02 hợp phần: thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Về thích ứng với BĐKH, Việt Nam đã xác định các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với BĐKH để tồn tại và phát triển trước các tác động ngày càng gia tăng của BĐKH. Với đặc điểm là quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên tai, Việt Nam đã cố gắng trong xây dựng năng lực thích ứng, sức chống chịu cho toàn bộ nền kinh tế và xã hội, qua đó đóng góp đáng kể vào nỗ lực của toàn cầu về thích ứng với BĐKH.

Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm khoảng 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (tương đương 83,9 triệu tấn CO2). Mức đóng góp này có thể được tăng lên đến 27% (tương đương 250,8 triệu tấn CO2) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris.

So với bản NDC đã đệ trình, nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong NDC cập nhật đã tăng cả về lượng giảm phát thải khí nhà kính và tỉ lệ giảm phát thải. Mặc dù, về tỷ lệ phần trăm, đóng góp do quốc gia tự thực hiện trong NDC cập nhật chỉ tăng 1% (từ 8% lên 9%), nhưng lượng giảm phát thải tăng thêm 21,2 triệu tấn CO2 tương đương (từ 62,7 triệu lên 83,9 triệu tấn), tức là bằng 1/3 tổng lượng giảm phát thải mà Việt Nam cam kết đóng góp trong NDC đã đệ trình năm 2015. Đồng thời, mức đóng góp khi có hỗ trợ quốc tế tăng từ 25% lên 27%, lượng khí nhà kính đã giảm thêm được 52,6 triệu tấn CO2 tương đương (từ 198,2 triệu tấn lên 250,8 triệu tấn).

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, Việt Nam đã và đang tiếp tục với những định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp và đã cụ thể bằng chính chính sách cụ thể như Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới.

Về đề nghị các nước phát triển theo trách nhiệm chung nhưng có phân biệt phải đi đầu trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ cho các nước đang ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị Vương quốc Anh và Cộng hòa Italia, với tư cách là Đồng chủ nhà của COP26, đồng thời cũng là 02 trong nhóm 20 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới (theo thống kê năm 2018), cần có cách tiếp cận và giải pháp cụ thể để đóng góp cho ứng phó với BĐKH và phản ánh trong NDC cập nhật của quốc gia; đồng thời có kế hoạch hỗ trợ để Việt Nam thực hiện NDC cập nhật trong bối cảnh Covid-19 hiện nay.

Trần Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động