Phát huy vai trò "hạt nhân" của công nhân lao động trong bảo vệ môi trường tại Urenco Hà Nội

30/03/2024 10:00 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chiều 29/3, tại Hà Nội, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023, nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Diễn đàn sẽ là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động trao đổi để tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, đồng thời diễn đàn sẽ là nơi tôn vinh các sáng kiến nổi bật trong công tác bảo vệ môi trường.

Diễn đàn có sự tham dự của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các doanh nghiệp cùng đông đảo công nhân, người lao động.

Phát huy vai trò
Công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng trao đổi các giải pháp bảo vệ môi trường

Chia sẻ kinh nghiệm của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Urenco cho biết: Với quan điểm mỗi công nhân chính là tuyên truyền viên, Công ty đã nâng cao kiến thức thu gom rác và rác thải nhựa cho công nhân. Đoàn viên Công đoàn đóng vai trò quan trọng. Công nhân của Công ty vừa thu gom, vừa giải thích, vận động cho người dân tập kết rác đúng quy định, đúng giờ.

Phát huy vai trò
Bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco)

Hiện Urenco thực hiện chương trình thu gom rác tái chế đối với công nhân. Chương trình đang thí điểm tại quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần. Kết quả bước đầu đã hình thành ngành tái chế thành 1 ngành trọng điểm. Theo bà Hạnh, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tuyên truyền, hướng dẫn người dân; có chính sách về kinh tế để người dân tham gia tái chế nhựa một cách bền vững, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công tác tái chế.

Tại Diễn đàn, một số chuyên gia đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong mô hình kinh tế tuần hoàn, xây dựng văn hóa người lao động, tổ chức tôn vinh những sáng kiến của người lao động, công nhân trong thu gom rác thải, bảo vệ môi trường.

Giang Nam
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động