Phiên chất vấn sôi nổi, thẳng thắn, đầy trách nhiệm của "tư lệnh" ngành Công Thương

07/11/2019 10:15 Tăng trưởng xanh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ thứ 2 tham gia trả lời chất vấn các đại biểu trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV diễn ra chiều 6/11/2019. Phiên chất vấn đối với tư lệnh ngành Công Thương tập trung vào các vấn đề gồm Công tác quản lý điều tiết điện lực; Việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực; Quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; Hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước; Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thương mại điện tử và kinh tế số; Công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng; Phát triển ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh Hôm nay (6/11) Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội nghe báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 2019

Phát biểu trong phiên đăng đàn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ: Tôi rất vui mừng và vinh dự lại được tiếp tục tham dự phiên chất vấn của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8. Đây là phiên thứ 3 Bộ trưởng Bộ Công Thương được đưa vào danh sách để tham gia chương trình chất vấn của đại biểu Quốc hội. Điều đó cho thấy những yêu cầu, nhiệm vụ và trọng trách của ngành Công Thương trong việc cùng với các bộ, ngành của Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng thể chế pháp luật, cũng như tiếp tục thực hiện việc chấp hành pháp luật trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác điều hành của Chính phủ để đảm bảo những yêu cầu phát triển cho đất nước mang tính bền vững trong giai đoạn phát triển mới, cũng như hội nhập sâu rộng với thế giới là rất lớn.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Sau mỗi kỳ họp của Quốc hội, cũng như sau những phiên chất vấn với những kết luận của Chủ tịch Quốc hội và của Quốc hội, Bộ Công Thương luôn luôn xác định trách nhiệm của mình trong việc quán triệt, tiếp thu và phối hợp cùng với các bộ, ngành để thực hiện nghiêm những chỉ đạo và những kết luận của Quốc hội. Qua đó, tiếp thu, xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật cũng như môi trường đầu tư kinh doanh để phục vụ cho phát triển.

Dù vậy, Bộ trưởng cũng nhìn nhận là một bộ quản lý ngành ở nhiều lĩnh vực dù đã rất nỗ lực, cố gắng, cầu thị nhưng vì lý do chủ quan lẫn khách quan nên vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình thực thi. Bộ Công Thương luôn coi mỗi phiên chất vấn là những cơ hội để Bộ tiếp tục được lắng nghe những ý kiến của đại biểu Quốc hội, của cử tri cả nước qua đó giúp cho Bộ Công Thương hoàn thiện và hoàn thành ở mức cao trách nhiệm và những nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của mình. “Chúng tôi xin cam kết với Quốc hội và cử tri cả nước sẽ có cách tiếp cận, quan điểm cầu thị, mang tính xây dựng và trung thực, thẳng thắn để lắng nghe và tiếp thu các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, nghiêm túc nhìn nhận những điểm còn hạn chế để chỉnh sửa, hoàn thiện mình, thực hiện lời hứa, những nhiệm vụ đã báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước. Xin thay mặt Bộ Công Thương, cá nhân tôi xin chân thành cảm ơn các đại biểu Quốc hội và cử tri của cả nước đã đóng góp, hỗ trợ và thông qua cả các kỳ chất vấn để cung cấp những ý kiến đánh giá xác đáng, đầy đủ, thực tiễn để giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thành những công việc của mình”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.

77 đại biểu đăng ký chất vấn đối với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Trong buổi chiều 6/11, 33 đại biểu đặt câu hỏi và được Bộ trưởng lần lượt giải trình một cách rành mạch, thẳng thắn, chi tiết và sẵn sàng tranh luận đi đến tận cùng vấn đề.

phien chat van soi noi thang than day trach nhiem cua tu lenh nganh cong thuong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Về Quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo

Đại biểu Phương Thị Thanh - Bắc Kạn đặt câu hỏi: Dự án đưa điện về vùng nông thôn, miền núi trong thời gian vừa qua đã triển khai chậm, chưa đạt được tiến độ đề ra. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Chúng tôi cũng rất cảm ơn ý kiến này. Bởi vì ở đây cũng là dịp để cho Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ báo cáo lại với Quốc hội về những sự chậm trễ cũng như việc chưa hoàn thành nhiệm vụ đã được nêu ngay từ đầu nhiệm kỳ của Quốc hội. Tôi còn nhớ ngay trong phiên chất vấn lần thứ 3, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu của Đoàn Nghệ An cũng đã yêu cầu cam kết của Bộ trưởng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ đảm bảo thực hiện đề án về cung cấp điện cho nông thôn và vùng miền núi còn nhiều khó khăn.

Thưa Quốc hội, đây là một đề án chính trị rất quan trọng của Đảng, Nhà nước nhưng đến thời điểm này tôi xin được báo cáo là chúng ta không đảm bảo thực hiện được theo đúng tiến độ. Đề án với mục tiêu hướng tới là cung cấp điện lưới quốc gia cho hơn 1.000 hộ nông dân ở 17 xã và là 9.890 thôn bản trên cả nước ở tất cả những vùng núi, vùng nông thôn, vùng hải đảo, vùng đảo còn nhiều khó khăn cũng như một số nội dung khác liên quan đến cấp điện cho các trạm bơm tưới nước ở tại vùng ĐBSCL, có 13 tỉnh và thành phố. Quy mô tổng đầu tư dự kiến tới hơn 30.000 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2017 và năm 2018, Bộ Công Thương theo chỉ đạo của Chính phủ đã xây dựng các kế hoạch về cung cấp vốn cho những dự án này bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực, nguồn vốn từ các địa phương như là vốn ứng và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu và các tổ chức khác. Trong cơ cấu vốn đó thì nguồn vốn lớn nhất mà chúng ta trông đợi là từ các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Thế giới và của Liên minh châu Âu tới 24.000 tỷ đồng và phần còn lại là của các nguồn lực khác từ ngân sách nhà nước cũng như của địa phương và của Tập đoàn Điện lực.

Báo cáo với Quốc hội cuối năm 2017 đầu năm 2018 thì hoàn cảnh đặc thù lúc đó của chúng ta đang ở trần nợ công lên rất cao và xấp xỉ mức giới hạn. Theo chỉ đạo giám sát của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát tổng thể tất cả các chương trình đang sử dụng các nguồn vay dưới danh nghĩa của quốc gia. Và chính vì vậy sau đó các bộ, ngành, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ tạm thời là không xem xét để đưa nguồn vay từ Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu, ngoại trừ một khoản duy nhất tương đương khoảng hơn 2.800 tỷ đồng đã được giải ngân từ Liên minh châu Âu. Chính vì vậy, các dự án này không được tiếp tục bố trí vốn cũng như cung cấp nguồn lực để thực hiện tiếp hoạt động đầu tư cho các địa phương. Tính đến nay, xét cả về tiêu chí vốn cũng như các chỉ tiêu của dự án chỉ có khoảng hơn 10% nội dung đầu tư của đề án này được thực hiện và khoảng 18,5% nguồn vốn được giải ngân từ các nguồn đã hiện hữu trên.

Sau khi Quốc hội và Chính phủ có những nỗ lực để thực hiện an toàn nợ công quốc gia và giảm trần nợ công xuống hiện nay chúng ta tiếp tục có những cơ sở để đảm bảo thuận lợi hơn cho việc triển khai đề án. Cụ thể, Bộ Công Thương đã chủ động theo sự chỉ đạo của Chính phủ làm việc tiếp với Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu, chuẩn bị sẵn sàng những nguồn hỗ trợ từ tín dụng ưu đãi của hai tổ chức này với quy mô lên tới hơn 24.000 tỷ đồng. Chúng tôi thiết tha báo cáo với Chính phủ và kiến nghị với Quốc hội xem xét cho phép tiếp tục sử dụng những nguồn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ cho việc triển khai thiện dự án này là dự án rất quan trọng, nhưng trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2021 tới năm 2025.

Đại biểu Lê Thu Hà – Đoàn Lào Cai nêu 3 nội dung liên quan đến phát triển điện mặt trời. Thứ nhất, Quy hoạch Điện VII có ý nghĩa gì khi công suất quy hoạch 850MW cho năm 2020 và 1.200MW cho năm 2030 đã bị phá vỡ, với công suất hiện tại lên tới 7.230MW vượt 9 lần so với quy hoạch ban đầu và sẽ còn tăng thêm 2.186MW giai đoạn 2020-2030 và hiện nay là 121 dự án đã được cấp phép và còn 210 dự án đang chờ phê duyệt.

Thứ hai, mức giá 9,35 cen/1KW trong vòng 20 năm là khá cao so với các nước trong khu vực cũng như so với giá các nguồn năng lượng khác. Vậy Bộ trưởng cho biết, so sánh giá thành sản xuất, giá mua và hiệu quả kinh tế khi khai thác nguồn năng lượng này?

Thứ ba, việc thiếu đồng bộ giữa phát triển quá nóng, mất cân đối với hạ tầng, buộc các dự án phải cắt giảm công suất đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho các nhà đầu tư, lãng phí và làm méo mó thị trường năng lượng tái tạo. Nghiêm trọng hơn tình trạng sa mạc hóa đang hiện hữu với hàng ngàn hecta đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

Về câu hỏi của Đại biểu Hà, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Trong Quy hoạch Điện VII Việt Nam có dự kiến nguồn phát từ điện mặt trời đến năm 2020 sẽ đạt được công suất là 800MW, cũng tương tự như vậy, đến năm 2025 chúng ta sẽ đạt con số cao hơn. Tuy nhiên, tổng sơ đồ 7 được phê chuẩn từ năm 2017, lúc đó chúng ta chưa dự kiến đến sự phát triển của điện tái tạo, trong đó điện mặt trời là chủ yếu. Thời điểm đó, công nghệ cũng như điều kiện phát triển điện mặt trời cũng chưa thật sự phổ biến và tạo ra một sự đột biến trong phát triển năng lượng sạch ở tại Việt Nam cũng như tại khu vực.

Tại Quyết định số 11 của Thủ tướng để thực thi những biện pháp nhằm đảm bảo sự phát triển của năng lượng sạch trên cơ sở năng lượng tái tạo, trong đó, có điện mặt trời cũng như thực thi những chỉ tiêu, mục tiêu mà chúng ta đã cam kết trong OCOP 21 về giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tạo cơ sở để cho phát triển điện mặt trời như một nguồn năng lượng bền và sạch trong tương lai, thân thiện với môi trường, Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định 11, trong đó có quy định giá ưu đãi cho mua điện mặt trời ở mức 9,35 cen/KWh. Đây là một mức ưu đãi nhằm tạo điều kiện đủ mạnh để cho các nhà đầu tư tạo những cơ sở ban đầu trong phát triển điện mặt trời và làm cơ sở cho phát triển điện sạch và điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Về điều kiện cụ thể và cơ sở để tính giá này, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ và sau đó phối hợp với các tư vấn quốc tế để nghiên cứu các điều kiện thực tiễn của thế giới về công nghệ cũng như về yêu cầu cho phát triển điện và đối chiếu với thực tiễn của Việt Nam để xây dựng cơ chế giá này nhằm đảm bảo có những điều kiện phát triển đủ mạnh cho chúng ta.

Tại thời điểm ban hành cơ chế Quyết định 11 chúng ta đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện rất lớn trong năm 2019 và năm 2020. Chính vì vậy điện mặt trời và điện tái tạo, trong đó có cả điện gió được coi là những nguồn năng lượng bổ sung để đáp ứng được các yêu cầu của phát triển. Tính đến hết ngày 30/6/2019, tức là khi cơ chế giá điện của Quyết định 11 hết hiệu lực chúng ta đã có tới gần 4.900MW điện mặt trời được hoàn tất và đưa vào vận hành, đóng góp một nguồn rất lớn cho việc bổ sung nguồn điện trong năm 2019. Dù vậy, chúng ta cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm về sự phát triển không đồng bộ trong việc phát triển hạ tầng truyền tải điện cũng như là các trạm biến áp để đảm bảo giải tỏa công suất. Thời gian qua, chúng tôi đã có những báo cáo lên Chính phủ kịp thời và cụ thể về việc vướng mắc trong truyền tải công suất, giải tỏa công suất.

Một vấn đề vướng mắc, liên quan đến quy định của pháp luật, nhà nước độc quyền trong truyền tải điện và chưa có những điều kiện để đảm bảo cho việc nguồn lực của xã hội sẽ được đầu tư vào hệ thống truyền tải điện. Chính vì vậy, với nguồn lực rất hạn chế của ngân sách nhà nước và cũng như nguồn lực của EVN, việc đầu tư, nâng cấp, cải thiện và hoàn thiện hệ thống truyền tải điện còn chậm. Từ cuối năm 2018, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ xin đề xuất bổ sung hơn 15 dự án liên quan đến hệ thống đường dây và cũng như đường truyền ở các cấp độ từ 220 KV cho đến 110 KV và các dự án liên quan đến các trạm biến áp. Tuy nhiên, việc này đã không kịp triển khai để phục vụ việc phối hợp, tiếp nhận các nguồn công suất mới để đảm bảo cho việc giải tỏa.

Hiện nay, công suất giải tỏa của các dự án đã được phê duyệt và đã được phát hiện mới dừng ở mức khoảng 30 đến 40%. Sắp tới, đầu năm 2020, với những nỗ lực chung, kể cả trong việc nâng cấp các trạm biến áp, cũng như có những giải pháp về mặt công nghệ, chúng ta có khả năng nâng cao hơn nữa khả năng giải tỏa công suất lên tới 67%. Đến cuối năm 2020 và những năm sắp tới, chắc chắn chúng ta sẽ có điều kiện để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là những đường dây, kể cả đường dây 500 KV mới đây tư nhân sẽ đầu tư mà vẫn đảm bảo được việc độc quyền nhà nước truyền tải điện. Qua đó, giải tỏa hết công suất của các nhà máy điện, nhất là điện mặt trời và đáp ứng yêu cầu về điện, cân đối và cung cầu điện cho tương lai.

Đại biểu Đôn Tuấn Phong - An Giang đặt câu hỏi: Về quy trình, thủ tục xây dựng, phê duyệt và bổ sung quy hoạch năng lượng sạch thời gian vừa qua đã đủ rõ ràng, minh bạch và thuận lợi cho các nhà đầu tư hay chưa? Cần chính sách giải pháp gì mới để đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Theo Luật 21 mới ban hành, Luật Quy hoạch tích hợp mới đây Thường vụ Quốc hội đã có văn bản hướng dẫn và đã tổ chức triển khai ở cấp Chính phủ cũng như các bộ, ngành trong việc xây dựng quy hoạch tích hợp. Theo nguyên tắc này thì các quy hoạch điện khu vực tại các địa phương sẽ tiếp tục được kế thừa và tiếp tục bổ sung và điều chỉnh, một mặt để đảm bảo những yêu cầu phát triển của địa phương cũng như nhu cầu phát triển của nền kinh tế là cung cấp điện cho nhân dân. Mặt khác, đảm bảo tính tích hợp và sự phát triển của các quy hoạch quốc gia. Chúng tôi đang phối hợp triển khai và có những hướng dẫn cụ thể để đảm bảo việc phối hợp tổ chức quy hoạch tích hợp cũng như tiếp thu các quy hoạch bổ sung các dự án mới sẽ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Vấn đề này cũng phải được các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan đầu mối Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hướng dẫn thực hiện trong quá trình tích hợp.

Việc chúng tôi có những tiêu chí bổ sung, trong đó đánh giá về những yêu cầu tính khả thi, hiệu quả cũng như một số nguyên tắc pháp lý khác thì căn cứ từ kinh nghiệm thực tiễn phát triển điện mặt trời, điện gió và năng lượng tái tạo. Thời gian qua chúng tôi tiếp tục cụ thể hóa trong hướng dẫn cho các địa phương để đảm bảo quy trình công khai, minh bạch cũng như tính khả thi và hiệu quả, đúng cơ sở pháp luật để đảm bảo việc xây dựng quy hoạch mới, quy hoạch tích hợp của quốc gia cũng như quy hoạch các địa phương để đảm bảo phát triển năng lượng.

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn - Ninh Bình: Xin được hỏi Bộ trưởng, việc cấp phép đầu tư sản xuất điện mặt trời quá nhiều trong thời gian vừa qua đã làm quá tải lưới điện truyền tải. Tính đến tháng 6/2019 trên cả nước có 87 nhà máy điện mặt trời. Vậy, xin hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng khi phê duyệt chủ trương cho phép xây dựng 87 nhà máy này. Trước khi ký thì Bộ trưởng có nghe Tập đoàn Điện lực (EVN) báo cáo khả năng quá tải của đường truyền tải này hay không? Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Đối với ý kiến đại biểu liên quan đến cấp phép cho các dự án điện mặt trời trong thời gian vừa qua,như tôi đã báo cáo, chúng ta đã có Quyết định 11 của Thủ tướng, sau đó có Thông tư 16 của Bộ Công Thương hướng dẫn tổ chức thẩm định các dự án điện mặt trời, sau đó phê duyệt phục vụ cho đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Khi xây dựng cơ chế này, chúng ta mong muốn mục tiêu tiếp tục tạo ra một môi trường thí điểm để có cơ hội tổng kết và tiếp tục phát triển điện sạch, bao gồm điện mặt trời và điện gió. Quá trình triển khai thực hiện, đúng là đã có sự chủ quan, đánh giá không hết về khả năng, năng lực trong triển khai thực hiện dự án đầu tư về điện mặt trời. Vì vậy, trong một thời gian rất ngắn, với sự hấp dẫn cơ chế của Quyết định 11 thì có sự phát triển bùng nổ, có tới gần 5.000MW điện mặt trời được hình thành và tham gia thị trường phát điện.

Tuy nhiên, khi chúng ta tham gia thực hiện Thông tư 16 của Bộ Công Thương về phê chuẩn các dự án điện mặt trời thì đã có những nguyên tắc và tiêu chí rất cơ bản.

Thứ nhất là phải có ý kiến thẩm định của địa phương liên quan đến sử dụng đất trong các dự án điện mặt trời và điện tái tạo này.

Thứ hai là phải có ý kiến xác nhận của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác nhận về khả năng đấu nối và phương án đấu nối cho các dự án.

Thứ ba là đánh giá về năng lực của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án này và một số các tiêu chí kỹ thuật. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua thật sự có sự lúng túng và bất cập trong việc phối hợp tổ chức giữa các cơ quan chức năng, kể cả Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực cũng như các địa phương. Chính vì vậy, tại diễn đàn tôi xin nhìn nhận trách nhiệm trong việc chưa tổ chức thực hiện một cách đầy đủ và có sự bao quát, cũng như dự báo trước đầy đủ, kịp thời để có những đối sách và có những biện pháp quyết liệt, nhất là liên quan đến việc phát triển hệ thống truyền tải điện tương xứng để đảm bảo giải tỏa công suất và không để gây ra thiệt hại cho xã hội.

Thời gian tới đây, với sự cho phép của Thường vụ Quốc hội thông qua văn bản hướng dẫn pháp luật, nghị quyết hướng dẫn pháp luật, cũng như là nghị quyết sắp tới của Chính phủ phê duyệt các dự án bổ sung, trong đó có cả nguồn, về trạm, kể cả về truyền tải điện. Chúng tôi hy vọng cuối năm 2020 giải tỏa công suất cho các dự án điện sẽ đảm bảo ở mức cao và đảm bảo được hiệu quả cho nhà đầu tư cũng như cho nhà nước và cho nhân dân.

Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh - Bình Thuận: Một trong những điểm nghẽn cơ bản trong phát triển năng lượng tái tạo hiện nay là thiếu hạ tầng truyền tải điện, do vậy nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng chưa được chấp nhận. Còn những dự án đã đầu tư và đang hoạt động, cả điện gió và mặt trời thì bị cắt giảm công suất, gây lãng phí về nguồn lực và thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, trong khi nước ta còn rất thiếu thốn về điện. Bộ trưởng đã vừa nhận trách nhiệm đối với câu chất vấn của đại biểu Phương Tuấn ở Ninh Bình. Tôi xin đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp căn cơ dài hạn để xử lý tình trạng thiếu hệ thống truyền tải điện như nói trên. Trong điều kiện vốn nhà nước có hạn Bộ trưởng có cơ chế để tư nhân bỏ vốn đầu tư hệ thống truyền tải điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý vận hành vẫn bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước theo quy định hiện nay không? Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Về câu hỏi của đại biểu chúng tôi đã báo cáo ở trên trong những bất cập trong thời gian vừa qua còn tồn tại câu chuyện đồng bộ về hệ thống truyền tải điện để đảm bảo giải tỏa công suất. Chúng tôi cũng đã báo cáo với Quốc hội về một số những ý kiến trong phát triển tái tạo điện mặt trời trong tương lai, nhưng ở đây liên quan đến khâu để đảm bảo giải tỏa công suất chúng tôi cũng có một số thông tin để báo cáo với Quốc hội.

Thứ nhất, điểm nghẽn của chúng ta là trong điều kiện hạn chế nguồn lực của Nhà nước và của Tập đoàn Điện lực quốc gia, nếu thiếu những nguồn đầu tư dưới những hình thức đầu tư cho phép của luật pháp và phát triển hệ thống truyền tải điện bao gồm cả hệ thống truyền tải và các trạm biến áp ở các cấp độ khác nhau thì sẽ tiếp tục hạn chế việc giải tỏa công suất và năng lực sản xuất. Các vùng phụ tải cao của chúng ta hiện nay phần lớn tập trung ở những vùng mà hệ thống truyền tải điện còn chưa được hoàn thiện và chưa được đảm bảo công suất. Chính vì vậy giải pháp dài hạn Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành nghiên cứu và tham mưu để báo cáo với Chính phủ và báo cáo với Quốc hội cho phép sửa đổi một số nội dung trong các luật, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Điện lực để từ đó cụ thể và làm rõ ràng cơ chế mới cho phép tiếp tục đa dạng hóa các nguồn đầu tư của xã hội vào phát triển hệ thống truyền tải điện mà cụ thể là các đường dây truyền tải ở các cấp độ, kể cả đường dây 500KV, để từ đó chúng ta có cơ chế và có biện pháp cụ thể để khai thác nguồn lực này.

Hiện nay chúng tôi cũng đã thẩm định và báo cáo với Chính phủ về việc cho phép là đưa đường dây 500KV này như là một hợp phần trong đầu tư của dự án về phát điện mặt trời của Tập đoàn Trung Nam. Như vậy, thì có thể sẽ được xem xét phê duyệt để thực hiện dự án đầu tư phát triển nguồn kết hợp với hệ thống lưới điện để đảm bảo việc kết nối để giảm tải công suất. Nhưng về lâu dài như tôi đã báo cáo hoặc là điều chỉnh luật hoặc có văn bản hướng dẫn pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Quốc hội để cho phép chúng ta vận dụng những quy chế trong Luật Đầu tư và Luật Điện lực để cho phép đầu tư xã hội hóa trong các vấn đề về truyền tải điện. Nhưng không có nghĩa là chúng ta đầu tư cho truyền tải mà đánh mất vai trò độc quyền của Nhà nước trong luật này mà chúng ta có thể áp dụng dưới hình thức BT. Mới đây nhất, chúng tôi được biết trong dự thảo luật về PPP đã cho phép đưa vào để đa dạng hơn nguồn đầu tư của xã hội trong lĩnh vực truyền tải để đảm bảo giảm tải công suất. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để thực hiện những nhiệm vụ này.

phien chat van soi noi thang than day trach nhiem cua tu lenh nganh cong thuong

Công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Đại biểu Phương Thị Thanh – Bắc Kạn đặt câu hỏi: Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng nhãn mác hàng Việt Nam để truyền tải bất hợp pháp hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc xuất khẩu đi các nước khác đã được cảnh báo từ lâu nhưng chậm được phát hiện và xử lý. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Xin trân trọng cảm ơn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với thế giới và thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại do. Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế quan trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác, tạo lợi thế cho hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài. Hàng loạt những quốc gia đã ký kết, từ các nước trong AFTA của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand cũng CPTPP đã có hiệu lực và Hiệp định EVFTA sắp tới có hiệu lực. Tuy nhiên, với những ưu đãi thuế quan và điều kiện thuận lợi trong tiếp cận thị trường đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các sản phẩm đội lốt xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan để từ đó xuất khẩu sang các thị trường đối tác.

Ngay từ những năm 2016-2017, Bộ Công Thương và Chính phủ đã nhận thức rõ những thách thức và những nguy cơ này. Ngay từ thời điểm đó, thông qua những thông tin chúng ta có được thì Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Chính phủ và tổ chức những đoàn đi kiểm tra trên thực tế các hoạt động của những doanh nghiệp này và đã có những báo cáo cụ thể trong lĩnh vực này.

Sau đó, Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể và giao cho Tổng cục Hải quan tiếp tục giám sát chặt chẽ, không cho phép lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để thực hiện gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế. Bộ Công Thương cũng chủ động phối hợp và báo cáo với Chính phủ chỉ đạo cho các bộ, ngành để cùng phối hợp, quản lý và xử lý những vấn đề này, đặc biệt Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm trong quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa và sử dụng các xuất xứ từ Việt Nam.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định 824, phê duyệt Đề án về phòng vệ thương mại, với 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tập tập trung vào công tác đấu tranh có hiệu quả trong các hoạt động sử dụng gian lận xuất xứ Việt Nam cũng như truyền tải đầu tư bất hợp pháp. ..

Đại biểu Đôn Tuấn Phong - An Giang nêu vấn đề: Trong thời gian vừa qua Bộ đã tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường. Tôi xin hỏi về hiệu lực, hiệu quả của việc sắp xếp lại trong thời gian vừa qua như thế nào và việc đó có thực sự giúp tinh gọn bộ máy hay không?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Bộ máy của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn cả nước được Thủ tướng phê duyệt xây dựng tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo hệ thống ngành dọc.

Trong thời gian 2 năm vừa qua, chúng tôi đã nghiêm túc triển khai rất tích cực và quyết liệt. Tổng cục Quản lý thị trường sau 1 năm thành lập đã chính thức hoàn thiện bộ máy theo hướng là tiếp tục xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, nhưng đồng thời cũng thu gọn đầu mối bộ máy và tinh giản bộ máy tổ chức để đảm bảo việc tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo về cải cách hành chính và giảm bớt đầu mối. Tính đến nay chúng tôi đã giảm được 164 đội quản lý thị trường trong tổng số hơn 600 đội quản lý thị trường trên địa bàn cả nước và đến hết năm 2019 và sau đó năm 2020, chúng tôi sẽ tiếp tục giảm tiếp 140 đội quản lý thị trường. Như vậy chúng ta đã giảm số lượng đội quản lý thị trường tới hơn 46%.

Cũng trong năm 2019 chúng tôi đang lập đề án và sẽ tiếp tục thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tịch. Nghĩa là không phải tỉnh nào cũng có Cục Quản lý thị trường mà sẽ có những cục liên tịch. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 77 Cục Quản lý thị trường cấp vùng và cũng như của địa phương trong tổng số 63 tỉnh, thành. Việc chúng ta tiếp tục tinh giản bộ máy như thế này nhưng không đi ngược lại với việc yêu cầu phải tiếp tục chính quy hóa và tăng cường hơn nữa năng lực quản lý của lực lượng quản lý thị trường, nhất là cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Báo cáo với đại biểu là trong năm 2018 và đầu năm 2019, lực lượng quản lý thị trường tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý lên tới hơn 141.000 vụ và đã xử lý 82.300 vụ vi phạm và nộp thu ngân sách nhà nước hơn 430 tỷ đồng. Còn rất nhiều các số liệu dẫn chứng khác nhưng chúng tôi muốn báo cáo với đại biểu và với Quốc hội rằng lực lượng quản lý thị trường trước mắt đã thực hiện tốt được những yêu cầu, nhiệm vụ và đặc biệt là với yêu cầu mới trong tổ chức thành chính quy theo hệ thống ngành dọc thì đã tập trung tấn công và xử lý rất nhiều vi phạm pháp luật của buôn lậu, gian lận thương mại ở liên tỉnh cũng như liên khu vực. Đặc biệt là một số vụ việc nghiêm trọng như ở Quảng Ninh, Khánh Hòa và mới đây nhất trong ngày hôm nay đã triển khai ở TP HCM tại Trung tâm Sài Gòn Times Square và đấu tranh chống hàng giả, hàng gian lận trong sở hữu trí tuệ. Xin báo cáo với đại biểu và Quốc hội.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đồng Tháp: Thời gian gần đây, trang báo điện tử zing đăng nhiều thông tin về việc cài cắm hình ảnh đường lưỡi bò của Trung Quốc vào hàng hóa ở Việt Nam, nhiều quả địa cầu, ôtô gắn định vị, phim ảnh, hải quan phát hiện đã xử lý nhiều vụ. Số sản phẩm đã bán đến người tiêu dùng hết sức nguy hại. Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này và có biện pháp rà soát để không tái diễn hình ảnh tương tự như trên làm ảnh hưởng đến người dân?

Câu thứ hai, tình hình sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp, khó lường dù chúng ta đã quyết liệt phòng chống, ngăn chặn, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân. Thời gian gần đây, hàng hóa Trung Quốc được gắn nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu tiêu dùng diễn ra nhiều nơi, hàng hóa đó đi vào bằng con đường nào mà nhập vào Việt Nam để làm giả. Mặt khác, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, Hoa Kỳ đang có nguy cơ gian lận xuất xứ trốn thuế, trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này và có biện pháp ra sao để phòng ngừa, ngăn chặn. Nội dung này tôi cũng xin chuyển đến Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Báo cáo với đại biểu, đây là một hiện tượng mới xuất hiện, mặc dù đã có một số các sản phẩm tương tự về văn hóa nghe nhìn đã xuất hiện tại Việt Nam và chúng ta đã có những biện pháp xử lý. Tuy nhiên, đối với ôtô nhập khẩu và ôtô phục vụ cho việc triển lãm, đây là một sự kiện mới. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã tổ chức rà soát, kiểm tra lại qua cơ quan chức năng và trước mắt thống nhất với Tổng cục Hải quan là đối với ôtô phục vụ cho triển lãm, chúng ta tổ chức tịch thu xung công. Sau đó có biện pháp phối hợp cơ quan chức năng rà soát pháp lý để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn, tránh những trường hợp lợi dụng trong tương lai về thị trường.

Đối với một doanh nghiệp khác là thực hiện hoạt động ôtô nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi đã rất nghiêm túc yêu cầu các doanh nghiệp này phải triệu tập và thu hồi toàn bộ ôtô đã nhập khẩu vào Việt Nam. Phần mềm của những ôtô này cũng có dẫn đường là đường lưỡi bò và chúng tôi tạm thời cho dừng giấy phép về kinh doanh nhập khẩu ôtô và kinh doanh tại Việt Nam cho đến khi các doanh nghiệp này phải thực hiện xong phần trách nhiệm pháp lý của mình. Qua đây chúng tôi cũng thấy có một lỗ hổng pháp lý mà các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục cần rà soát lại để đảm bảo không xảy ra những hiện tượng trong tương lai và chúng ta sẽ hoàn thiện về mặt pháp luật và thể chế.

Liên quan đến câu chuyện hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để lợi dụng ưu đãi thuế quan. Như đã báo cáo ở phần trên, Chính phủ đã rất chủ động để xây dựng những dự án lớn về phòng vệ thương mại và chống gian lận xuất xứ cũng như chống truyền tải bất hợp pháp trong các hoạt động xuất, nhập khẩu và đầu tư ại Việt Nam đã có những nội dung rất cụ thể năm nhóm nhiệm vụ phân công cho các bộ ngành. Để thực hiện việc này, Bộ Công Thương cũng đã chủ động có các cơ chế, chính sách để thông báo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các tỉnh để quản lý chặt chẽ hơn và khuyến nghị kiểm soát hoạt động đầu tư, tránh chuyển tải bất hợp pháp đối với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính. Chúng tôi cũng có danh sách các cảnh báo sớm về các nguy cơ gian lận thương mại trong một số mặt hàng. Ví dụ, hiện nay có tới năm 25 mặt hàng của chúng ta xuất khẩu đi Hoa Kỳ và các nước khác đang có nguy cơ bị lợi dụng trong đó có những mặt hàng rất cao như là điện tử, gỗ dán, dệt may, da giày, v.v.. Mới đây nhất chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng và Thủ tướng đã cho phép xây dựng thông tư cho tạm dừng việc nhập khẩu và tạm nhập khẩu cũng như là truyền tải xuất khẩu các mặt hàng của gỗ dán đi Hoa Kỳ, vì đây là mặt hàng có tăng trưởng lên tới hơn 400% trong thời gian qua và gây nguy cơ lớn cho câu chuyện gian lận thương mại và xuất xứ địa Hoa Kỳ.

Mặt khác chúng tôi cũng đang tiếp tục phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng tổ chức khuyến nghị cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo về những nguy cơ bị gọi là trừng phạt thương mại cũng như bị áp thuế trong các mặt hàng khác. Bởi vì có rất nhiều sản phẩm của các nước khác bị áp thuế của Hoa Kỳ, của EU và nhiều nước cả về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Chính vì vậy họ tìm cách lợi dụng những sản phẩm có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu đi những quốc gia này và tránh những vùng đó. Chính vì vậy, việc cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời cho Hiệp hội ngành hàng, v.v. là những nội dung rất cần thiết mà Bộ Công Thương cũng triển khai trong thời gian qua.

Đại biểu Ngàn Phương Loan - Lạng Sơn: Theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì người tiêu dùng có tám quyền lợi cơ bản, trong đó có quyền được cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, với hình thức bán hàng online đã phát sinh nhiều hình thức biến tướng, nhất là vấn đề quảng cáo thông tin không chính xác. Tình trạng không có địa chỉ sản xuất, kinh doanh sản phẩm là khá phổ biến gây nhầm lẫn, thậm chí lừa dối người tiêu dùng. Trước thực trạng này, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã có giải pháp nào để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng này? Câu hỏi này tôi cũng xin được chuyển đến Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về 8 quyền lợi cơ bản trong thông tin về sản phẩm hàng hóa. Chúng tôi cũng xác nhận trên thực tế là thương mại điện tử của Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm gần đây và mức độ tăng trưởng là tới hơn 30%. Nhưng ở đây có một số vấn đề mà đang đặt ra cho chúng ta trong câu chuyện về quản lý nhà nước.

Thứ nhất là các khung khổ pháp luật và cả về mặt thể chế. Chúng ta còn có sự chồng lấn và chưa xây dựng hoàn thiện về pháp luật để đảm bảo hạ tầng thương mại điện tử cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Hàng loạt những vấn đề lớn báo cáo với đại biểu Quốc hội cũng là nhiều vấn đề mà cả thế giới cũng đang phải đối mặt trong gian lận thương mại, kể cả lợi dụng hình thức của quảng cáo trên mạng để trục lợi và gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì chúng ta cũng đã xây dựng, phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với Ngân hàng Nhà nước để trong thời gian tới có một số thông tư và nghị định để báo cáo Chính phủ để hoàn thiện cơ chế, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, nhất là gắn với thanh toán điện tử và đồng thời cũng căn cứ trên Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để báo cáo với Chính phủ và Quốc hội để cho phép tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một số thể chế và pháp luật để đảm bảo lợi ích này.

Thứ hai, chúng tôi cũng sẽ có những phương án trong thương mại điện tử trong các đề án hợp tác với các khuôn khổ hội nhập quốc tế thì sẽ tiếp tục cập nhật để đảm bảo những điều kiện để phát triển thương mại điện tử, nó sẽ gắn với những khía cạnh khác của các bộ luật, như Luật Quảng cáo hoặc những yêu cầu trong Luật An ninh mạng để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng trong phát triển thương mại điện tử nói chung, cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc tham gia thương mại và mua bán trên môi trường mạng.

Đại biểu Dương Tấn Quân - Bà Rịa - Vũng Tàu: Thời gian qua, hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng không phép có biểu hiện gia tăng và diễn biến phức tạp, gây nguy cơ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân. Xin Bộ trưởng cho biết thực trạng tình trạng này như thế nào? Những nguyên nhân và những giải pháp để khắc phục, Bộ đã có những những giải pháp gì để đảm bảo quyền lợi cho người dân?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Tính từ kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa XIV cho đến nay, tức là khi chúng tôi được chất vấn về vấn đề bán hàng đa cấp thì thật sự chúng ta đã có hàng loạt những tiến bộ trong quản lý bán hàng đa cấp từ danh sách khoảng gần 50 doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp và gần 1 triệu 300 ngàn người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp. Tính đến nay chúng ta đã siết chặt quản lý và thu nhỏ lại số doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ còn 23 doanh nghiệp và số người tham gia chỉ còn khoảng 800.000 người tham gia bán hàng đa cấp. Nhưng trên thực tế, chỉ có 300.000 người tham gia bán hàng đa cấp thật sự với những mục tiêu hướng tới lợi nhuận, còn lại chủ yếu để được hưởng chiết khấu cho các những sản phẩm của bán hàng đa cấp.

Thứ hai, chúng ta đã tổ chức hoàn thiện lại khung khổ pháp luật, đặc biệt là thông qua ban hành Nghị định 43 đã mang lại những nền tảng rất cơ bản để đảm bảo quản lý bán hàng đa cấp đúng mục đích và đúng với bản chất của nó, không cho phép những doanh nghiệp trục lợi và gây ra thiệt hại lớn cho xã hội. Có những vụ việc vào kỳ họp thứ ba của Quốc hội lúc đó đang có những vụ việc nguy cơ bùng nổ gây thiệt hại rất lớn cho xã hội do những doanh doanh lợi dụng bán hàng đa cấp để trục lợi. Nhưng đến nay chúng ta đã siết chặt lại và đã gần như đảm bảo được hiệu quả của quản lý nhà nước và đảm bảo được lợi ích của người dân cũng như người tham gia bán hàng đa cấp.

Thứ ba, chúng ta đã tham mưu, báo cáo với Chính phủ và trình trước Quốc hội để bổ sung Điều 127a trong Bộ luật Hình sự để quy định làm rõ trách nhiệm của những đối tượng tham gia bán hàng đa cấp trục lợi, bất chính và đảm bảo sự răn đe cũng như chế tài ở mức mạnh để không cho phát triển bán hàng đa cấp bất chính và trục lợi. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của kinh tế - xã hội và hội nhập chúng ta cũng đang đối mặt với rất nhiều đa cấp bất chính ở trong nhiều lĩnh vực, nhưng không phải là bán hàng đa cấp trong các mặt hàng sản phẩm thương mại mà đa cấp huy động tín dụng hay đa cấp trong các dịch vụ khác. Đây là những vấn đề mới liên quan đến quản lý nhà nước của rất nhiều bộ, ngành, Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu để tiếp tục báo cáo với Chính phủ và Quốc hội để có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung luật lệ cũng như đảm bảo điều chỉnh các luật lệ của nhà nước để đảm bảo quản nhà nước tốt hơn và có hiệu quả hơn.

Trần Văn Tiến - Vĩnh Phúc: Tôi xin gửi tới Bộ trưởng câu hỏi, trong báo cáo của bộ có nêu “tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng như thuốc chữa bệnh, dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm còn xảy ra nhiều, ở nhiều nơi, nhất là ở khu đô thị, v.v. làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Một, Bộ có giải pháp gì trong thời gian tới để khắc phục tình trạng nêu trên? Hai, trách nhiệm của Bộ trưởng và các cơ quan có liên quan để xảy ra tình trạng trên trong thời gian qua?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Đại biểu có nêu về vấn đề hàng giả, hàng nhái, cũng như là hàng kém chất lượng, trong đó có thuốc chữa bệnh và dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm xảy ra nhiều nơi. Báo cáo đại biểu và Quốc hội, trên thực tế những câu chuyện về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã tương đối phổ biến và xảy ra không còn là cá biệt tại các khu vực địa phương trên địa bàn cả nước của chúng ta. Đặc biệt là khi chúng ta đang hội nhập rất sâu và rộng với thế giới thì những câu chuyện này ngày càng phát triển và mạnh mẽ hơn, thậm chí là còn được tổ chức một cách rất tinh vi và có liên kết cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và thể hiện rõ qua vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, của Tổng cục quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác trong Ban chỉ đạo 389 quốc gia. Cũng chính vì những yêu cầu này, trong Pháp lệnh thị trường cũng đã yêu cầu để chúng ta phải sớm thống nhất tổ chức một lực lượng thường nhật và quản lý thị trường theo ngành dọc đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất. Chính vì vậy sau khi được thành lập trong 1 năm qua chúng ta đang hoàn thiện về cơ bản tất cả bộ máy tổ chức của lực lượng quản lý thị trường.

Trên thực tế như tôi đã báo cáo với Quốc hội, tất nhiên không thể chỉ đơn thuần lấy con số cơ học của các số lượng, các vụ việc được kiểm tra và có xử lý vi phạm để chứng minh là hiệu quả. Nhưng tôi cũng xin báo cáo với các lực lượng đang ngày càng được tinh giản và tiếp tục cắt giảm các đầu mối bộ máy, có thể nói quản lý thị trường đang tiếp tục phát huy được vai trò của mình, nhất là thông qua hàng loạt các cơ chế phối hợp của chúng tôi với địa phương, quy chế phối hợp, cơ chế phối hợp với các lực lượng chuyên ngành như là bộ đội biên phòng, hải quan và các lượng chức năng của công an kinh tế khác.

Tuy nhiên như tôi nói với yêu cầu thực tế hiện nay trong hàng giả, hàng gian lận hàng nhái, hàng kém phẩm chất đang diễn ra ở các nơi, chúng tôi cũng cho rằng là Bộ Công Thương, lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm của mình trong trước tiên là lực lượng chủ công trong lực lượng của Ban chỉ đạo 389. Đồng thời chúng ta cũng nhìn nhận thấy trách nhiệm của tất cả các lực lượng chức năng của cả hệ thống chính trị trong câu chuyện để đấu tranh cho buôn lậu, gian lận thương mại, thậm chí kể cả những thói quen tập quán trong tiêu dùng của chúng ta cũng đã tạo điều kiện tiếp tay cho những gian lận thương mại. Rất nhiều lần chúng ta cũng thấy là không chỉ có hàng thuốc giả, hàng mỹ phẩm giả, mà đơn giản là quần áo, rồi các đồ trang sức và những đồ tiêu dùng khác, hàng giả được bày bán công khai với sự tiếp tay của rất nhiều lực lượng chức năng tại địa phương. Chính vì vậy trong thời gian vừa qua Bộ Công Thương đã quyết liệt trong xây dựng một loạt các đề án đấu tranh từ chống đường buôn lậu, chống hàng giả gian lận trong sở hữu trí tuệ, cũng như những mặt hàng khác liên quan đời sống người dân như là mỹ phẩm, thực phẩm, chức năng, v.v..

Trên thực tế chúng tôi cũng đang tổ chức những cuộc đấu tranh có trọng tâm và trọng điểm tại một số khu vực, địa bàn trọng điểm, ví dụ như Đồng Tháp và An Giang trong việc thuốc lá lậu, trong việc nhập lậu. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Khánh Hòa và rất nhiều trung tâm khác về các mặt hàng giả, về sở hữu trí tuệ và hàng tiêu dùng. Tới đây chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như của y tế của các bộ, ngành có chức năng liên quan để kiểm soát về các thực phẩm chức năng, an toàn thực phẩm cũng như là các mặt hàng chữa bệnh để chúng ta có những biện pháp đấu tranh hữu hiệu.

Tại diễn đàn Quốc hội này, tôi cũng nhìn nhận trách nhiệm của mình trong thời gian vừa qua là chưa quán xuyến và chưa đảm bảo hết được những yêu cầu trong đấu tranh những mặt hàng gian lận và hàng giả, hàng kém phẩm chất này. Chúng tôi cũng cam kết trong thời gian tới lực lượng chức năng của quản lý thị trường sẽ tiếp tục làm tốt và làm tốt hơn nữa trách nhiệm mình trong chủ động và phối hợp với các địa phương cũng như với các lực lượng chức năng của đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Phát triển ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.

Đại biểu Phan Viết Lượng - Bình Phước đặt câu hỏi: Công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng, vì vậy Quốc hội đã có nghị quyết riêng về vấn đề này, tuy nhiên công nghiệp hỗ trợ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của nền kinh tế. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân trách nhiệm về hạn chế nêu trên và giải pháp trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Đối với đại biểu Phan Viết Lượng, chúng tôi xin báo cáo với đại biểu, liên quan thứ nhất là về công nghiệp hỗ trợ. Trên thực tế, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chúng ta đã có sự quan tâm và có rất nhiều chính sách để phát triển. Tuy nhiên có một số vấn đề, có một số nguyên nhân làm cho công việc hỗ trợ của chúng ta chưa phát triển và chưa đạt được yêu cầu cũng như kỳ vọng. Thứ nhất, do trình độ phát triển kinh tế và sự tương tác trong các quan hệ lẫn nhau với các nền kinh tế khác và lợi thế cạnh tranh nên phần lớn các ngành công nghiệp hỗ trợ của chúng ta phụ thuộc nhiều vào sản phẩm nhập khẩu và chúng ta chưa có đủ điều kiện để đảm bảo năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Thứ hai, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách công nghiệp hỗ trợ, kể cả sau khi có nghị quyết của Quốc hội việc triển khai thực hiện các việc hoàn thiện cơ chế chính sách của chúng ta vẫn còn chậm. Mặc dù đã có Nghị định 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ vào cuối năm 2018, nhưng cho đến nay việc triển khai của chúng ta trong các cơ chế ưu đãi và các chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế, đặc biệt là những nguồn hỗ trợ từ ngân sách trong hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta trong đổi mới công nghệ cũng như trong tiếp cận thị trường.

Đặc biệt có ba nguyên nhân lớn chúng tôi cho rằng hiện nay vẫn còn đang vướng mắc, chưa gỡ hết.

Thứ nhất là công tác về thị trường. Nếu như không có những thị trường mà trong đó các doanh nghiệp FDI đang dẫn dắt cũng như một số ngành công nghiệp hạ nguồn của chúng ta chưa phát triển được sẽ rất khó cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện phát triển và tham gia vào chuỗi.

Thứ hai, do điều kiện của doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khả năng tiếp cận với tín dụng để phục vụ cho đầu tư phát triển, kể cả việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất trong công nghiệp hỗ trợ cũng còn hạn chế.

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ khác về nguồn nhân lực cũng như đổi mới công nghệ và trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn có những vướng mắc và chưa có một cơ chế đủ mạnh trong các chính sách.

Xuất phát từ những vấn đề này, Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và đặc biệt sau phiên họp mới đây của Thủ tướng Chính phủ cách đây 4 tháng về công nghiệp hỗ trợ đã xây dựng nghị quyết về phát triển nghiệp hỗ trợ, trong đó định hướng một số nội dung cơ bản bao gồm:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát lại để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp với các cam kết hội nhập để chúng ta hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển.

Thứ hai, về dài hạn, chúng ta sẽ tiếp tục có các chính sách mới trong quản lý và thu hút đầu tư để đảm bảo các doanh nghiệp FDI có sự liên kết và chuyển giao công nghệ cũng như tạo ra những lan tỏa cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Thứ ba, tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện phát triển.

Thứ tư, tiếp tục tranh thủ những điều kiện của các FTA và các hiệp định tương tự do để định hướng cho các doanh nghiệp tham gia phát triển vào trong các chuỗi giá trị, nhất là khai thác các thị trường mới.

Cuối cùng, chúng tôi cũng tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách mới, nhất là hướng vào xây dựng các trung tâm đổi mới công nghệ và hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của chúng ta tiếp cận. Sắp tới sẽ xây dựng 3 trung tâm công nghiệp hỗ trợ giới thiệu công nghệ ở tại ba vùng để doanh nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện tiếp cận.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thương mại điện tử và kinh tế số

Đại biểu Phan Viết Lượng - Bình Phước: Xin Bộ trưởng cho biết hoạt động xuất khẩu của nước ta đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào? Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để vượt qua khó khăn, thách thức nêu trên? Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Báo cáo với đại biểu Phạm Viết Lượng, hoạt động xuất nhập khẩu của ta trong thời gian vừa qua đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với mặt bằng chung về xuất, nhập khẩu thương mại của thế giới cũng xuất, nhập khẩu của một số quốc gia khác so với trong khu vực nếu so sánh. Ví dụ trong 9 tháng của năm 2019 chúng ta đặt tăng trưởng khoảng 8,4%, còn các nước khác đều tăng trưởng ở mức từ 1 đến 3% và rất nhiều quốc gia khác tăng trưởng ở mức âm thế. Tuy nhiên, ở đây, con số này chưa nói lên điều mà chúng ta rất cần đó là sự bền vững trong việc xuất, nhập khẩu, phát triển thị trường của chúng ta.

Sáng nay Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói, tôi rất đồng tình cũng muốn nhấn mạnh thêm điều kiện để chúng ta có được những cơ hội phát triển thị trường, nhất là các hiệp định thương mại tự do chỉ là một điều kiện cần. Về điều kiện đủ, chúng tôi cho rằng nhất là với lĩnh vực nông nghiệp và của người nông dân, vấn đề tổ chức sản xuất để đảm bảo vượt qua những hàng rào kỹ thuật đáp ứng được những yêu cầu của thương mại quốc tế hiện nay, nhất là gắn với các hàng rào kỹ thuật liên quan đến an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Thậm chí, đơn giản nhất, đối với quốc gia láng giềng của chúng ta, liên quan đến việc về đóng gói bao bì, cùng các tiêu chuẩn khác trong canh tác của người nông dân là những yêu cầu cơ bản. Chính vì vậy, điều kiện quan trọng nhất của chúng tôi và thách thức lớn nhất cho nền kinh tế của chúng ta khi chúng ta thực thi 16 hiệp định thương mại tự do sắp tới, chúng tôi cho rằng, không phải là vấn đề xúc tiến thương mại hay vấn đề xử lý tranh chấp thương mại đơn thuần mà phải bắt đầu từ nguồn gốc của vấn đề: hoạt động sản xuất của chúng ta, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệp. Và đây là vấn đề lớn nhất của chúng ta. Chính vì vậy, nếu chúng ta không đổi mới mô hình, trong đó bao gồm chuỗi liên kết của 4 nhà và vai trò của các hợp tác xã, sẽ rất khó để tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp, qua đó, tiến bước đi vào khu vực này để phối hợp và tiếp sức cho người nông dân cũng như khu vực nông nghiệp của chúng ta. Đấy là yêu cầu thứ nhất.

Thứ hai, chúng ta phải đổi mới quan điểm trong câu chuyện tiếp cận với những thị trường quốc tế, nhất là hàng loạt những vấn đề của hội nhập từ sở hữu trí tuệ, những cam kết quốc tế, cho đến những vấn đề về các rào cản kỹ thuật và cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp của chúng ta không thể chậm trễ, phải tính đến những yêu cầu rất lớn về đổi mới công nghệ cũng như năng suất lao động. Đặc biệt, hôm nay có đồng Thống đốc ở đây, chúng tôi cho rằng thị trường tín dụng cung cấp cho các ngành xuất khẩu, cũng như các ngành sản xuất vật chất là một vấn đề rất quan trọng, là yếu tố chất then chốt, chưa kể đến những vấn đề khác như tôi đã trình bày ở phần trên, liên quan đến công nghiệp hỗ trợ và các vấn đề khác. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chúng ta hoàn toàn có điều kiện để lạc quan tin rằng, với những điều kiện thuận lợi của các hiệp định thương mại tự do, không chỉ mang lại những ưu đãi thuế quan, mà còn giúp chúng ta tiếp tục thực hiện cải cách, đổi mới về thể chế và pháp luật để đảm bảo môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch và thuận lợi cho chúng ta để khai thác, phát triển tốt. Tuy nhiên, đến lúc chung ta phải tiến hành phát triển đổi mới và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng về phát triển chiều sâu và gắn với những giá trị gia tăng và sự tham gia vào các chuỗi ngày càng bền vững hơn của chúng ta.

ĐB Nguyễn Thành Công - Ninh Bình: Gần đây có hiện tượng các tập đoàn, một số công ty của nước ngoài về lĩnh vực sản xuất công nghiệp ôtô, sản xuất phân phối sản phẩm cơ khí chế tạo. Khi thấy thời điểm thị trường Việt Nam tăng trưởng tốt và đủ lớn thì đang có kế hoạch gây sức ép cho các doanh nghiệp liên doanh, hợp tác của Việt Nam chuyển nhượng cổ phần, nhượng lại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước đang làm tốt. Xin hỏi Chính phủ, Bộ trưởng có những biện pháp gì để bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo trong nước và các doanh nghiệp của Việt Nam? Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Báo cáo với đại biểu, như đại biểu đã phản ánh trong thời gian vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng vị thế của mình và sự phát triển của thị trường đang tìm cách ép hoặc tìm cách mua lại cũng như để sáp nhập các phần đối tác của Việt Nam trong các liên doanh của các doanh nghiệp này. Chúng tôi cho rằng đây là một hiện tượng tương đối phổ biến của kinh tế thị trường, nhưng ở đây thì chúng ta có một số bộ luật quan trọng: Thứ nhất là Luật Đầu tư nước ngoài. Thứ hai là Luật Cạnh tranh và báo cáo với đại biểu Quốc hội là chúng ta mới bỏ phiếu thông qua những kỳ họp trước và đây là những nền tảng rất quan trọng để đảm bảo cho chúng ta phải thực thi pháp luật theo đúng những yếu tố chung của pháp luật đã quy định và chúng ta có điều kiện để tự bảo vệ mình, nhưng tất nhiên đòi hỏi vai trò của doanh nghiệp cũng phải nắm bắt cũng như có những biện pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích của mình. Chúng tôi ví dụ đơn cử như câu chuyện liên quan đến việc mua lại hoặc sáp nhập phần vốn của doanh nghiệp đầu tư trong nước thì Luật Cạnh tranh có những quy định rất cụ thể, nếu những doanh nghiệp tiếp tục tích tụ và tập trung kinh tế đến mức độ có thể gây ảnh hưởng đến các thị trường và tạo ra những hành vi và môi trường phản cạnh tranh thì chúng ta có thể báo cáo và có những cơ chế và tố tụng cạnh tranh để xử lý những vấn đề này. Mặt khác Luật Đầu tư chúng ta cũng có rất nhiều các quy định để bảo vệ cho những lợi ích chung của các nhà đầu tư bao gồm cả nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, ở đây chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn nhưng chúng tôi cho rằng với một kinh tế thị trường nhiều thành phần thì chúng ta cũng phải tự nghiên cứu và tiếp tục sẽ có biện pháp để tiếp tục bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, từ thực tế của đại biểu phản ánh, chúng tôi nghiên cứu sâu hơn để từ đó có những khuyến nghị và cũng như có hỗ trợ bằng cả pháp lý về chính sách cho các doanh nghiệp để bảo vệ ích của doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước.

ĐB Hoàng Văn Cường - TP Hà Nội: Rút kinh nghiệm từ chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô xin Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho đường sắt, cho ngành công nghiệp tàu biển, cho vấn đề công nghiệp cơ khí trong nông nghiệp? Tôi đặt vấn đề này bởi vì chúng ta có hệ thống đô thị phát triển rất rộng, cần phải có mạng lưới ngành đường sắt đô thị, chúng ta cần phải phát triển hệ thống đường sắt Bắc - Nam, chiến lược phát triển kinh tế biển chúng ta không chỉ đánh bắt hải sản mà chúng ta phải hướng tới là dịch vụ hậu cần để vận tải biển, rồi nông nghiệp của chúng ta cũng đang chuyển từ sản xuất hộ gia đình sang những quy mô lớn, chuyển từ sản xuất thủ công sang nhà sản xuất tập trung phải có các phương tiện về cơ khí. Những vấn đề này đang là thế mạnh rất lớn của Trung Quốc, chúng ta mà không chủ động thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ nhường sân cho Trung Quốc. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến vấn đề này. Xin cảm ơn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Xin cảm ơn ý kiến và đánh giá của đại biểu cũng như những gợi ý của đại biểu. Bởi vì trên thực tế, như tôi cũng đã báo cáo ở trên, một trong những nguyên nhân khó khăn nhất của chúng ta trong phát triển công nghiệp hỗ trợ khi doanh nghiệp của chúng ta phần lớn là nhỏ và vừa, có sự hạn chế về tất cả các điều kiện tiếp cận thị trường, rõ ràng việc có được thị trường để tiếp cận như các dự án, các công trình hạ nguồn và các ngành công nghiệp hạ nguồn như các đại biểu vừa nêu, trong đó có tuyến đường sắt Bắc - Nam cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của chúng ta, hay trong lĩnh vực về vận tải biển, thậm chí trong các lĩnh vực về khai thác các nguồn tài nguyên biển, v.v.. Chưa kể đến lĩnh vực về năng lượng, phát triển công nghiệp năng lượng. Trước kia chúng ta cũng đã từng có trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng những cơ chế đặc thù 1774 để đảm bảo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ được tham gia vào các chuỗi giá trị của công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh của pháp luật và những điều kiện của hội nhập hiện nay, chúng ta không còn thực thi cơ chế này. Nhưng đây là một hướng mở ra để cho các cơ quan tham mưu chính sách của Chính phủ sẽ nghiên cứu để vận dụng những cơ sở của pháp luật và đặc biệt của hội nhập quốc tế để tìm ra những dư địa, có những cơ chế mới để hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là liên quan đến vấn đề cơ hội tiếp cận với thị trường để tiếp tục thúc đẩy sản xuất và phát triển của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Về điều này, Chính phủ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có những chỉ đạo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các phương án chiến lược phát triển để hướng tới những thị trường ở khu vực và quốc tế cho những sản phẩm của mình, đặc biệt về vấn đề liên kết với các doanh nghiệp trong chuỗi mà trong đó có cả các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân có vai trò đầu đàn dẫn dắt các chuỗi đó. Một lần nữa, hôm nay, có rất nhiều thành viên Chính phủ, chúng tôi cũng rất mong muốn các bộ ngành, trong đó có cả Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp và rất nhiều đơn vị sẽ tiếp tục giúp Bộ Công Thương để tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện cơ chế chính sách để chúng ta có những cơ chế khai thác và phát huy những cơ hội này. Bởi lẽ, việc tiếp cận qua những biện pháp hành chính là không hề đơn giản, khi điều này có thể đụng chạm đến những cam kết hội nhập cũng như nội dung khác của pháp luật.

Vẫn còn hơn 10 câu hỏi khác được các đại biểu quốc hội đặt ra cho người đứng đầu ngành Công Thương trong phiên chất vấn chiều 6/11. Sáng mai 7/11, Quốc hội tiếp tục làm việc với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng với 44 đại biểu khác đang chờ đặt câu hỏi chất vấn.

BCT
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động