Phương pháp luận xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu của PVN giai đoạn 2018-2020

08/10/2019 18:00 Tác động môi trường
Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu thế giới COP 21 (Thỏa thuận Paris), thông qua ngày 12/12/2015, đã đi vào lịch sử với sự đồng thuận 195 nước thành viên Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH). Mặc dù là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của BĐKH, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.
Thế giới đã làm gì trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?

Để thực hiện cam kết trên, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng lộ trình & phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, từ đó làm cơ sở để các bộ/ngành xây dựng kế hoạch giảm thiểu thích ứng với BĐKH phù hợp. Công nghiệp dầu khí là một trong những ngành chịu nhiều rủi ro do BĐKH, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nghiên cứu triển khai nhiệm vụ “Xây dựng Kế hoạch hành động giảm thiểu, thích ứng với BĐKH của PVN giai đoạn 2018-2030” nhằm chủ động lồng ghép triển khai các yêu cầu về thích ứng giảm nhẹ BĐKH vào việc triển khai Chiến lược phát triển ngành dầu khí đến năm 2025, định hướng 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kế hoạch hành động được xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro của BĐKH đối với 5 lĩnh vực cốt lõi của PVN làm định hướng để xây dựng các nhiệm vụ có tính khả thi nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm người lao động dầu khí về BĐKH, phát huy nội lực toàn ngành dầu khí, thực hiện đồng bộ các giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển hướng tới nền kinh tế Carbon thấp, đảm bảo phát triển bền vững ngành dầu khí.

Nội dung quan trọng của Kế hoạch là xác định mục tiêu giảm phát thải và xây dựng danh mục dự án giảm phát thải và thích ứng với BĐKH. Với phương pháp luận xây dựng đường cong chi phí biên giảm phát thải và phương pháp đánh giá đa tiêu chí, các dự án ưu tiên thực hiện được lựa chọn dựa vào các yếu tố sử dụng năng lượng hiệu quả; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; chuyển đổi sang dạng năng lượng có mức phát thải thấp hơn; sử dụng tiết kiệm năng lượng phù hợp với hiện trạng công nghệ của PVN hay thu hồi khí thải. Điều này góp phần đảm bảo tính chính xác và khả thi của việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu giảm thiểu và thích ứng BĐKH của PVN.

1. Mở đầu

Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới bị tác động nặng nề nhất của BĐKH. Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng đến 2,4 độ C theo kịch bản phát thải trung bình RCP4.5 và tăng 4 độ C theo kịch bản phát thải cao RCP8.5 so với trung bình thời kỳ 1986 - 2005. Tính chung cả nước, lượng mưa vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5%- 20%, mực nước biển có thể dâng thêm 53cm theo kịch bản phát thải trung bình RCP4.5 và 73cm theo kịch bản phát thải cao RCP8.5 so với thời kỳ 1986 - 2005.

Như vậy, BĐKH là không thể tránh khỏi và đòi hỏi Việt Nam có những hành động cụ thể và ứng phó với những hậu quả nghiêm trọng do BĐKH gây ra, để đảm bảo phát triển bền vững. Ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và PVN nói riêng, với giàn khoan ngoài trời và cơ sở hạ tầng trải dài khắp các vùng miền, là đối tượng góp phần gây ra BĐKH và cũng chịu nhiều tác động từ BĐKH.

2. Rủi ro và thách thức do biến đổi khí hậu đến công nghiệp dầu khí Việt Nam

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra công nghiệp dầu khí sẽ đối mặt với rủi ro và thách thức từ BĐKH hiện nay và trong tương lai (như: Tăng nhiệt độ, lũ lụt, nước biển dâng, các sự kiện cực đoan, những thay đổi từ việc di cư của các loài, sự tan chảy ở những nơi đóng băng vĩnh cửu, nguồn nước...) (Hình 1). Một số nhận diện nguy cơ BĐKH như nhiệt độ tăng cao, mùa hè kéo dài, mưa tuyết hay hạn hán, lũ lụt… (Bảng 1).

phuong phap luan xay dung ke hoach hanh dong giam thieu thich ung voi bien doi khi hau cua pvn giai doan 2018 2020

Hình 1. Nhận diện mối nguy.

Bảng 1. Đánh giá Rủi ro BĐKH cho các công trình dầu khí

Rủi ro

Công nghiệp dầu khí nói chung

Khai thác dầu khí

Vận chuyển, kho cảng, Đường ống

Lọc hóa dầu

Nhiệt đô tăng cao

Suy giảm chất lượng không khí: Gia tăng quy định kiểm soát chất lượng không khí hoặc cấp phép nghiêm ngặt hơn;

An toàn & Sức khỏe: Rút ngắn giờ làm việc trong ngày, công việc cũng trở lên khó nhọc hơn do nắng nóng;

Logistics/Lập kế hoạch: Vận hàng hoá và con người bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng;

Cấp nước: Tỉ lệ hóa hơi nước ở hồ và bể chứa tăng làm gia tăng thất thoát nước.

Hệ thống làm mát: Nhiệt độ môi trường tăng giảm công suất của các hệ thống làm mát hiện có;

Quy định: Nhiệt độ nước tăng lên có thể dẫn đến tăng cường quy định hoặc giới hạn giấy phép xả nước theo hướng nghiêm ngặt hơn (chất lượng nước, nhiệt độ, pH)

Giảm dung tích đường ống dẫn khí do giãn nở khối khí;

Ảnh hưởng Hành lang an toàn tuyến ống (ROW) do lấn chiếm của dân cư xung quanh để cơi nới nhà cửa.

Không thể xả nước làm mát do ảnh hưởng nhiệt độ cao vì BĐKH.

Mùa hè kéo dài

Tăng nhu cầu làm mát cho thiết bị và sinh hoạt, dẫn đến tăng tiêu thụ điện, khí, nhiên liệu…

Thay đổi chu kỳ nhu cầu theo mùa đối với sản phẩm

Di cư loài vật và vector gây bệnh

An toàn & Sức khỏe: Biến đổi trong vùng gây bệnh gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, phạm vi rộng lớn hơn

Quy định / Logistics: Những loài vật di cư sẽ gây tác động đến xây dựng công trình và tiến độ công việc

Tàu vận chuyển có thể mang theo các vector truyền bệnh.

Các loài di cư như voi, hổ báo đến gần khu vực xây dựng công trình làm ảnh hưởng tiến độ và an toàn công trình.

Mưa tuyết hay hạn hán, lũ lụt

• Gây hạn hán do nguồn cung cấp nước không đầy đủ hoặc chất lượng thấp;

• Xung đột giữa nhà máy và cộng đồng xung quanh do tranh chấp nguồn nước;

• Tăng chi phí sử dụng/ xử lý nước.

• Tăng chi phí thiết kế, xây dựng do phải tính tác động của lũ đối với tài sản vật chất;

• Gián đoạn nước cấp tức thời do mất điện/ngập lụt;

•Gián đoạn vận chuyển do mực nước sông thấp hoặc lũ lụt

• Hủy hoại công trình do ngập lụt;

•Thiếu nước làm mát/sinh hoạt do hạn hán.

Bão tố

•Logistics/Hoạch định: Gián đoạn các hoạt động thường xuyên hơn, Di tản do bão nhiều hơn.

• Thiết kế: Tăng khả năng chịu sóng, Phải tính đến khả năng mất điện do bão công trình khi thiết kế.

• Tăng nguy cơ tràn dầu;

• Thường xuyên bị gián đoạn hoặc trì hoãn giao hàng hóa, sản phẩm;

• Tăng chi phí do đầu tư bảo vệ các cơ sở bốc xếp;

• Tăng tần suất gián đoạn tuyến đường cung cấp (đóng cảng).

• Tăng chi phí do ứng phó bão;

• Tăng tần suất mất điện;

• Tăng chi phí sửa chữa công tình, khắc phục hậu quả do bão;

Xói lở ven biển

• Thiết kế: Hỏng đê chắn ven biển

• Logistics/Hoạch định: Làm hư hỏng, phải di dời thiết bị

• Hư hỏng giếng khoan

• Làm cho công tác khoan thêm phức tạp

• Phá hủy cho các kho bãi và đường ống tiếp bờ

• Phá hủy cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ công tác vận chuyển

•Thiệt hại cơ sở hạ tầng, thiết bị nhà máy

Cháy rừng

• Logistics/ Hoạch định: Ngưng trệ sản xuất

• Logistics/Planning: Tăng tần suất di tản, ảnh hưởng đến thời gian sản xuất

• Thiết kế: Tăng rủi ro sét đánh

• ATSKNN: Tăng Nguy cơ sức khỏe người lao động

Tăng nguy cơ cháy nổ trạm nén và đường ống, dẫn đến gián đoạn sản xuất và sơ tán nhân sự.

Mực nước biển dâng cao

Thiết kế: Cần tăng cường khả năng tiếp nhận và thoát nước của công trình;

Thiết kế: Tăng khả năng ngập lụt.

Thiết kế: Hỏng đê chắn

Thiết kế: Phá hủy công trình dẫn đến phải di dời

Thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến công tác khoan ngoài khơi

Thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến tuyến di chuyển tàu thuyền

Thay đổi pH đại dương

Logistics/ Hoạch định: Ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò do tăng vận tốc truyền âm khi pH môi trường giảm;

Thiết kế: Tăng ăn mòn của thiết bị;

Quy định: Giới hạn chất lượng nước thải: pH nước biển giảm dẫn đến tăng cường quy định hoặc giới hạn giấy phép xả nước theo hướng nghiêm ngặt hơn (chất lượng nước, nhiệt độ, pH)

Ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò do tăng vận tốc truyền âm khi pH môi trường giảm

• Giảm thời gian/ tuyến di chuyển của tàu,

• Tăng ăn mòn tàu, thuyền vận chuyển.

3. Thuận lợi, rào cản và nhận diện cơ hội trong quá trình cắt giảm khí nhà kính của PPVN

Là hoạt động chịu nhiều rủi ro, yêu cầu kỹ thuật và chi phí đầu tư cao, ngành dầu khí có thuận lợi được sử dụng công nghệ mới của thế giới. Với sự tham gia của nhiều công ty, Tập đoàn dầu khí quốc tế trong phần lớn các dự án dầu khí tại Việt Nam, PVN đã sớm tiếp cận và học hỏi về các chuẩn mực, phương pháp, quy trình thực thi quản lý bảo vệ môi trường nói riêng. Tập đoàn, các đơn vị và công ty dầu khí, ban quản lý dự án dầu khí thuộc PVN đều chú trọng đến việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ATSKMT, tuân thủ các chuẩn mực trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường trong công tác thiết kế, xây dựng, vận hành sản xuất. Vì vậy, nồng độ phát thải các chất ô nhiễm đã được hạn chế đáng kể so với mặt bằng chung. Tuy vậy, cường độ phát thải của ngành khá cao, do có nhiều công trình quy mô lớn, nhiều lĩnh vực trải dài khắp đất nước từ trên bờ đến ngoài khơi.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và nguyên liệu thông qua các biện pháp đổi mới/cải tiến, thay thế công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hay các công nghệ mới ít Carbon hơn là những biện pháp quan trọng nhất để có thể thực hiện mục tiêu cắt giảm PVN. Các biện pháp này cũng được các nước trên thế giới đánh giá là một trong những lựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển bền vững của thế kỷ này. Như vậy, việc thực hiện các hành động giảm phát thải KNK trong các hoạt động của ngành dầu khí có thể tập trung vào hai nhóm vấn đề chính, đó là: (i) Nhóm Phi kỹ thuật, như: Các biện pháp hành chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu (khí tự nhiên, các sản phẩm dầu), nguyên liệu (sản xuất đạm), tiết kiệm nhiên liệu và nguyên liệu; và (ii) Nhóm Kỹ thuật, như: Đổi mới trang thiết bị, công nghệ theo hướng giảm tiêu hao, tổn thất, thay thế nhiên liệu theo hướng Carbon thấp và phát triển năng lượng tái tạo.

Chi phí đầu tư giảm phát thải là một trong những thách thức cho các doanh nghiệp PVN. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong ngành dầu khí là thuận lợi, đồng thời cũng là rào cản do các cơ hội cải tiến công nghệ nhằm giảm phát thải là khá hạn chế và phần lớn đòi hỏi nhiều công sức, chi phí. Phần lớn giảm phát thải nhờ vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng tự có của doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp chưa tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng giảm phát thải hoặc thay thế, cải tiến công nghệ. Bên cạnh đó yêu cầu pháp luật còn chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa thật sự tập trung ưu tiên cho mục tiêu kiểm soát KNK, đặc biệt là CO2 xả thải ra môi trường.

Ngành dầu khí còn thiếu hụt đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về BĐKH. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức về BĐKH cũng chưa được đẩy mạnh thường xuyên và đúng mức, do vậy chưa tạo ra sự nỗ lực cho công tác ứng phó với BĐKH ở một số đơn vị.

Qua đánh giá cho thấy việc triển khai, ứng dụng các giải pháp công nghệ sau có thể góp phần giảm thiểu BĐKH cho từng lĩnh vực hoạt động cốt lõi của PVN, cụ thể như: Giảm thiểu đốt khí Flare & xả nguội tại các công trình dầu khí; Tận dụng & thu hồi và sử dụng hiệu quả khí đồng hành tại các công trình khai thác dầu khí; Tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng tại các tòa nhà, nhà máy, hệ thống công nghệ tại các công trình dầu khí; Điều chỉnh, cải hoán, tối ưu hóa công nghệ tại các nhà máy chế biến dầu khí; Đầu tư, vận hành các hệ thống công nghệ carbon thấp tại các nhà máy chế biến dầu khí (đạm, nhiên liệu sinh học).

4. Phương pháp luận xây dựng kế hoạch

Việc xây dựng Kế hoạch gồm các bước cơ bản sau:

phuong phap luan xay dung ke hoach hanh dong giam thieu thich ung voi bien doi khi hau cua pvn giai doan 2018 2020

Để xác định mục tiêu giảm thiểu & thích ứng với BĐKH cũng như Đánh giá và xác định Danh mục dự án ưu tiên cần thực hiện như sau:

4.1. Phương pháp luận xác định mục tiêu và xây dựng danh mục dự án ưu tiên thực hiện giảm thiểu khí nhà kính

Trong quá trình phát triển theo hướng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu như các mục tiêu của COP21 đã đề ra thì việc đánh giá các dự án giảm phát thải KNK hiện vẫn đang là một vấn đề khá phức tạp. Chi phí giảm phát thải phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư thay thế công nghệ, nâng cấp trang thiết bị. Để có cơ sở kết luận một dự án có khả năng giảm phát thải và mức giảm phát thải sẽ là bao nhiêu hay nói cách khác để có thể định lượng một lượng KNK giảm được, cần phải đưa ra đường phát thải cơ sở để tham chiếu và đối sánh. Quy trình tổng quát xác định mục tiêu giảm thiểu dựa trên xây dựng đường cơ sở và các giải pháp giảm phát thải KNK như Hình 2.

phuong phap luan xay dung ke hoach hanh dong giam thieu thich ung voi bien doi khi hau cua pvn giai doan 2018 2020

Hình 2. Quy trình xây dựng mục tiêu giảm phát thải KNK.

Nguồn: Nghiên cứu xây dựng đường cong chi phí giảm phát thải cho lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam. Cơ quan đầu mối: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình phát triển liên hợp quốc.

Quy trình gồm 6 bước chính trong đó tính toán, kiểm kê KNK năm cơ sở (bước 1) được thực hiện nhằm xác định mức phát thải KNK hiện tại, kết quả và các chỉ số đánh giá là cơ sở để xây dựng giải pháp giảm phát thải sau này. Xây dựng đường cơ sở (BAU) sẽ là bước tiếp theo để mô tả toàn bộ lĩnh vực hoạt động của ngành, cơ sở tính toán dựa trên dữ liệu hiện tại và hoạch định tương lai. Để xác định mục tiêu giảm phát thải KNK, các công đoạn tiếp thực hiện gồm nhận diện các công nghệ/giải pháp giảm phát thải KNK (bước 3); Đánh giá và xếp hạng cho các công nghệ/giải pháp (bước 4); Đề xuất và thiết lập mục tiêu giảm phát thải KNK cho từng phân ngành và ngành (bước 5); và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực thi (bước 6).

Nhận diện tiềm năng giảm phát thải được đánh giá qua hiệu quả kinh tế - tài chính các giải pháp giảm thiểu. Công cụ đề xuất sử dụng để thực hiện là xây dựng đường cong chi phí biên giảm phát thải (MACC). MACC là công cụ phổ biến đã được nhiều nước và các tổ chức định chế tài chính trên thế giới ứng dụng cho việc hoạch định mục tiêu định lượng giảm phát thải KNK ở cấp ngành, quốc gia và toàn cầu. Cách thức tiếp cận là trình bày các công nghệ/giải pháp giảm phát thải KNK trên đường cong theo trình tự giải pháp có chi phí từ thấp nhất đến cao nhất (đồng/tấn CO2). Mỗi công nghệ/giải pháp hay mỗi dự án là một phân tích đầy đủ về chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hàng năm, tuổi thọ (vòng đời dự án), các tiết kiệm nhận được (bằng tiền, bằng lượng nhiên liệu, điện năng giảm được, và lượng KNK giảm được). Việc tính toán các tiết kiệm đạt được quy về giá trị hiện tại thuần với hệ số chiết khấu được lựa chọn (khoảng 10%). Chi phí biên giảm phát thải tính theo công thức sau:

phuong phap luan xay dung ke hoach hanh dong giam thieu thich ung voi bien doi khi hau cua pvn giai doan 2018 2020

Trong đó

AVAL: Tổng chi phí của giải pháp thay thế (thể hiện bằng chi phí tương đương hàng năm);

AVBAU: Tổng chi phí của phương án thông thường (thể hiện bằng chi phí tương đương hàng năm);

CO2eBAU: Lượng phát thải khí CO2 hàng năm ứng với phương án thông thường;

CO2eAL: Lượng phát thải khí CO2 hàng năm ứng với giải pháp thay thế.

Lựa chọn dự án ưu tiên thực hiện trong giảm thiểu BĐKH chủ yếu dựa vào các yếu tố sử dụng năng lượng hiệu quả; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; chuyển đổi sang dạng năng lượng có mức phát thải thấp hơn; sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải. Sau đó sử dụng phân tích MACC và phân tích đa tiêu chí để lựa chọn các giải pháp phù hợp. Các dự án được chọn lựa trên tiêu chí như tiềm năng giảm phát thải CO2 lớn; Suất đầu tư không cao; Đã có kinh nghiệm thực hiện phương án tương tự và đạt kết quả tốt; Phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành.

Quá trình thu thập, điều tra khảo sát được thực hiện tại các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc PVN được liệt kê trong Bảng 2.

Bảng 2. Danh sách các đơn vị được kiểm kê

TT

Phân nhóm ngành

Đơn vị khảo sát

Phạm vi các công trình nghiên cứu

1

Thăm dò, khai thác dầu khí

Biển Đông POC, Công ty Dầu khí Nhật Việt, Cửu Long JOC, Hoàng Long Hoàn Vũ JOC, KNOC, Premier Oil, PVEP, TNK Việt Nam, Thăng Long JOC, Vietsovvpetro

-Trên các công trình cố định gồm giàn khai thác dầu/khí, FPSO/FSO;

-Giàn khoan, tàu dịch vụ, máy bay trực thăng.

2

Chế biến khí

PVGas (Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn)

- Khu vực bên trong nhà máy;

- Các phân xưởng sản xuất chế biến khí;

- Các kho chứa nhiên liệu.

3

Sản xuất Điện

PV Power (Công ty Điện lực dầu khí Cà Mau 1&2; Công ty Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 1&2; )

Nhiệt điện Thái Bình 2

Nhiệt điện Vũng Áng

- Khu vực bên trong nhà máy;

- Các phân xưởng sản xuất;

- Các kho chứa nhiên liệu.

4

Chế biến dầu khí

Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy NLSH Dung Quất, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Condensate Phú Mỹ

- Khu vực bên trong nhà máy;

- Các phân xưởng sản xuất, cracking, reforming, nhiệt phân;

- Các kho chứa nhiên liệu.

5

Dịch vụ Dầu khí

PTSC, PVDrilling, PV Oil

- Khu vực bên trong nhà máy;

- Các phân xưởng sản xuất, cracking, reforming, nhiệt phân (Nhà máy Condensate của PV Oil);

- Các kho chứa nhiên liệu,

4.2. Phương pháp luận xác định mục tiêu và xây dựng danh mục dự án ưu tiên thực hiện thích ứng BĐKH

Các tiêu chí xác định ưu tiên được xây dựng dựa trên những tiêu chí lựa chọn theo “Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành, địa phương; Kèm theo Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của PVN”, gồm:

Tính kinh tế: Các dự án cần đạt hiệu quả kinh tế trên cơ sở tính toán chi phí-lợi ích, đặc biệt ưu tiên cho các dự án có chi phí thấp và hiệu quả cao;

Tính cấp thiết: Các dự án nhằm giảm thiểu những tác động trước mắt do BĐKH gây ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai;

Tính hỗ trợ, bổ sung cho nhu cầu bức thiết trong nghiên cứu, xây dựng thể chế và kế hoạch hành động và tăng cường năng lực;

Tính lồng ghép của hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của ngành;

Tính đa mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu của nhiều đơn vị, nhiều đối tượng;

Tính đồng bộ, hài hòa với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế;

Tính xã hội: Các dự án nhằm giảm tổn thất về người và sinh kế; tạo cơ hội giảm nghèo và tạo thu nhập việc làm cho người lao động và xã hội.

Mức điểm đánh giá của từng tiêu chí căn cứ theo Bảng 3. Dự án được đưa vào danh mục ưu tiên thực hiện nếu có tổng điểm sau đánh giá tối thiểu 14 điểm.

Bảng 3 Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí

TT

Tiêu chí

Nội dung

Điểm

1

Tính cấp thiết

Giảm thiểu ít những tác động trước mắt do BĐKH gây ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai

1

Giảm thiểu tương đối những tác động trước mắt do BĐKH gây ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai

2

Giảm thiểu nhiều những tác động trước mắt do BĐKH gây ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai

3

2

Tính xã hội

Giảm tổn thất về người và sinh kế

1

Giảm tổn thất về người và sinh kế; tạo cơ hội giảm nghèo và tạo thu nhập cho tạo thu nhập cho người lao động ngành dầu khí

2

Giảm tổn thất về người và sinh kế; tạo cơ hội giảm nghèo và tạo thu nhập cho người lao động ngành dầu khí & cộng đồng dễ tổn thương

3

3

Tính kinh tế

Chi phí cao và hiệu quả cao

1

Chi phí tương đối nhiều nhưng khả thi

2

Chi phí thấp và hiệu quả cao

3

4

Tính đa mục tiêu

Đáp ứng yêu cầu của ít đối tượng.

1

Đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng.

2

Đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng

3

5

Tính hỗ trợ, bổ sung

Ít hỗ trợ, bổ sung cho nhu cầu nghiên cứu, xây dựng thể chế và kế hoạch hành động và tăng cường năng lực

1

Hỗ trợ, bổ sung tương đối cho nhu cầu nghiên cứu, xây dựng thể chế và kế hoạch hành động và tăng cường năng lực

2

Đáp ứng cho nhu cầu bức thiết trong nghiên cứu, xây dựng thể chế và kế hoạch hành động và tăng cường năng lực

3

6

Tính lồng ghép

Lồng ghép hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của các ngành ở mức độ thấp.

1

Lồng ghép hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của các ở mức độ trung bình.

2

Lồng ghép hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của các ngành ở mức độ cao.

3

7

Tính đồng bộ

Hài hòa ít với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế.

1

Hài hòa tương đối với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế.

2

Hài hòa hoàn toàn với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế.

3

5. Một số nội dung quan trọng của kế hoạch

5.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng kế hoạch

5.1.1. Quan điểm

(i) Kế hoạch được lập trên cơ sở cơ sở bám sát mục tiêu của Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 do Thủ tướng ban hành ngày 25/10/2017; Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 do Thủ tướng ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2016 và Quyết định 2068/QĐ-TTg Chiến lược phát triển NLTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015;

(ii) Các hành động giảm thiểu, thích ứng với BĐKH giai đoạn 2018-2030 của PVN cần được triển khai trên cơ sở huy động tiềm năng ở tất cả các lĩnh vực cốt lõi của ngành: Tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Dịch vụ kỹ thuật, Điện, Lọc hóa dầu và chế biến, Công nghiệp khí;

(iii) Các mục tiêu giảm thiểu và thích ứng với BĐKH phải được xác định trên cơ sở định hướng, đánh giá hiệu quả kỹ thuật – kinh tế và tính khả thi của các cơ hội, dựa trên thực tiễn sản xuất kinh doanh của ngành. Theo đó, mục tiêu giảm thiểu của từng lĩnh vực không nhất thiết phải tương ứng với tổng lượng phát thải của lĩnh vực đó;

(iv) Các hoạt động ứng phó với BĐKH của PVN phải là sự kết hợp giữa hành động thích ứng và nỗ lực giảm nhẹ để nâng cao hiệu quả ứng phó, nhưng phải đảm bảo không gây xáo trộn lớn đến sản xuất, hoạt động, đồng thời đảm bảo được các mục tiêu phát triển của PVN;

(v) Các hoạt động của Kế hoạch sẽ được phân cấp để chủ động triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực, từng đơn vị với sự quản lý chung của PVN, nhằm kịp thời định hướng, giám sát, hỗ trợ và đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch.

5.1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Đánh giá rủi ro của BĐKH đối với 5 lĩnh vực cốt lõi PVN làm định hướng để xây dựng các nhiệm vụ có tính khả thi nhằm giảm thiểu phát thải KNK và thích ứng với BĐKH, trong đó ưu tiên trọng tâm là tập trung giảm thiểu lĩnh vực Thăm dò Khai Thác Dầu khí, Công nghiệp khí, Chế biến dầu khí (Lọc hóa dầu/Đạm/Nhiên liệu sinh học);

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm người lao động dầu khí về BĐKH;

Phát huy nội lực toàn ngành dầu khí, thực hiện đồng bộ các giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, phát triển hướng tới nền kinh tế Carbon thấp, đảm bảo phát triển bền vững ngành dầu khí.

* Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu giảm thiểu:

Thực hiện giảm phát thải KNK từ các hoạt động dầu khí, sản xuất điện thuộc PVN gồm:

Đến năm 2025 giảm phát thải được 15,55 triệu tấn CO2 so với năm 2010, tương đương 2,86% so với kịch bản phát thải thông thường của PVN.

Đến năm 2030 giảm phát thải được 23,53 triệu tấn CO2 so với năm 2010, tương đương 2,44% so với kịch bản phát thải thông thường của PVN.

Xây dựng hoàn thiện và bắt đầu triển khai áp dụng chương trình quản lý năng lượng chung cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước năm 2025.

- Mục tiêu thích ứng:

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm người lao động dầu khí về BĐKH: Đảm bảo đến cuối năm 2025 tổ chức ít nhất 01 khóa cơ bản và 01 khóa chuyên sâu ở tất cả các đơn vị; Đến năm 2030 tổ chức ít nhất 01 khóa cơ bản và 03 khóa chuyên sâu về BĐKH ở tất cả các đơn vị.

Xây dựng và hoàn thiện chương trình, tài liệu tuyên truyền về Biến đổi khí hậu cho người lao động ngành dầu khí trước năm 2020; Triển khai và liên tục cải tiến công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức về ứng phó với BĐKH trong toàn ngành;

Trước năm 2025, hoàn thành đánh giá định lượng rủi ro do BĐKH cho từng lĩnh vực hoạt động của PVN;

Trước năm 2030, hoàn thiện định hướng và Kế hoạch về hành động giảm thiểu và thích ứng BĐKH của PVN cho giai đoạn sau 2030.

5.2. Các nhiệm vụ trọng tâm cho kế hoạch

5.2.1. Nhóm các nhiệm vụ giảm thiểu BĐKH

Triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu BĐKH cho từng lĩnh vực hoạt động cốt lõi của PVN (lần lượt từng lĩnh vực) như: Giảm thiểu đốt khí Flare & xả nguội tại các công trình dầu khí; Tận dụng & thu hồi và sử dụng hiệu quả khí đồng hành tại các công trình khai thác dầu khí; Tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng tại các tòa nhà, nhà máy, hệ thống công nghệ tại các công trình dầu khí; Điều chỉnh, cải hoán, tối ưu hóa công nghệ tại các nhà máy chế biến dầu khí; Đầu tư, vận hành hệ thống năng lượng mặt trời, hệ thống thu hồi nhiệt thừa tại các công trình dầu khí; Vận hành hiệu quả các công trình thu hồi CO2 tại các nhà máy chế biến dầu khí (Đạm, Nhiên liệu sinh học).

Triển khai xây dựng hệ thống quản lý năng lượng chung tại các đơn vị trong ngành dầu khí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các thành tố như sau: Chính sách năng lượng; Hoạch định năng lượng; Đào tạo và nhận thức; Kiểm tra; Xem xét lãnh đạo.

Các nhiệm vụ về giám sát, kiểm chứng các hoạt động giảm phát thải KNK tại các doanh nghiệp của PVN như MRV, KPI;

Xây dựng hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho các hoạt động dầu khí (Thăm dò khai thác, Nhiệt điện đốt khí, Công nghiệp khí, Chế biến dầu khí);

Kiểm kê khí nhà kính ngành dầu khí hai năm một lần;

Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm kê, dự báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (KNK) từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN;

Xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính quốc gia cho ngành dầu khí, đặc biệt cho những tiểu ngành có độ không chắc chắn cao theo tiêu chuẩn IPCC phù hợp điều kiện Việt Nam;

5.2.2. Nhóm các nhiệm vụ thích ứng BĐKH

Nhóm các giải pháp quản lý: Xây dựng các văn bản, quy định liên quan đến BĐKH, chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đơn vị PVN vào các hoạt động thích ứng và giảm thiểu BĐKH; Tính toán hạn mức phát thải Carbon nhằm tiến tới việc xây dựng và kinh doanh tín chỉ Carbon tại các đơn vị sản xuất trong PVN; Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro từ BĐKH đối với các hoạt động của PVN.

Nhóm giải pháp quy hoạch: Rà soát tích hợp (lồng ghép) vấn đề BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; hệ thống cơ chế, chính sách, quy định, hệ thống quản lý ATSKMT của PVN;

Nhóm các giải pháp tài chính: Các nhiệm vụ nhằm tăng cường hợp tác, tiếp nhận sự trợ giúp quốc tế về vốn, kinh nghiệm và công nghệ trong việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH trên các lĩnh vực giảm phát thải KNK trong hoạt động dầu khí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Xây dựng hướng dẫn tiếp cận vay vốn cho các dự án Carbon thấp;

Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về BĐKH đối với các hoạt động của PVN;

Nhóm giải pháp giảm thiểu thiệt hại các tai biến do BĐKH: Tăng cường đầu tư hệ thống y tế tại cơ sở làm việc; Cung cấp dịch vụ y tế thường trực tại những điểm nhạy cảm, nhiệt độ cao, ẩm thấp, dễ phát sinh bệnh truyền nhiễm và dị ứng.

phuong phap luan xay dung ke hoach hanh dong giam thieu thich ung voi bien doi khi hau cua pvn giai doan 2018 2020
Giàn khoan ngoài trời là đối tượng góp phần gây ra BĐKH và cũng chịu nhiều tác động từ BĐKH.

5.3. Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH

Danh mục này có thể được PVN xem xét và cập nhật định kỳ sau 5 năm và bổ sung đột xuất khi cần thiết.

5.3.1. Nhóm các chương trình, dự án giảm thiểu BĐKH

Chương trình giảm phát thải giai đoạn 2018-2030 dự kiến có tổng cộng 74 dự án, chia thành 02 giai đoạn thực hiện trong đó: Khai thác dầu khí (9 dự án), Công nghệ khí (10 dự án), Dịch vụ dầu khí (6 dự án) Điện (10 dự án), Đạm (6 dự án), Nghiên cứu khoa học liên quan đến Biến đổi khí hậu (15 dự án). Kết quả tính toán dự kiến giảm được khoảng 6,83 triệu tấn CO2e , tương ứng với chi phí đầu tư khoảng 1.397 tỷ đồng (Bảng 4&5).

Khi thực hiện được kế hoạch trên sẽ đảm bảo cho PVN đạt mục tiêu:

Đến năm 2025 giảm phát thải được 15,55 triệu tấn CO2 so với năm 2010, tương đương 2,86 % so với kịch bản phát thải thông thường của PVN.

Đến năm 2030 giảm phát thải được 23,53 triệu tấn CO2 so với năm 2010, tương đương 2,44 % so với kịch bản phát thải thông thường của PVN.

Bảng 4. Các dự án giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2018-2025 PVN

Giai đoạn 2018-2025

Tổng lượng giảm phát thải tiềm năng

(tấn CO2e)

Chi phí thực hiện (tỷ đồng)

Số dự án

Khai thác dầu khí

8.630.122

909

22

Công nghiệp khí

449.865

24

29

Công nghiệp điện

160.884

27

13

Lọc hóa dầu

847.413

30

39

Sản xuất đạm

1.319.310

265

15

Dịch vụ dầu khí

55.439

6

17

Nghiên cứu khoa học liên quan đến Biến đổi khí hậu

-

40

11

Tổng cộng

11.463.033

1.301

146

Bảng 5. Các dự án giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2026-2030 PVN

Giai đoạn 2026-2030

Tổng lượng giảm phát thải tiềm năng

(tấn CO2e)

Chi phí thực hiện (tỷ đồng)

Số dự án

Khai thác dầu khí

6.108.613

80

20

Công nghiệp khí

302.877

-

29

Công nghiệp điện

109.420

-

13

Lọc hóa dầu

560.883

-

39

Sản xuất đạm

864.501

-

15

Dịch vụ dầu khí

34.650

5

17

Nghiên cứu khoa học liên quan đến Biến đổi khí hậu

-

11

4

Tổng cộng

7.980.943

96

137

5.3.2. Nhóm các chương trình, dự án thích ứng BĐKH

Nhóm các chương trình thích ứng với BĐKH giai đoạn 2018-2030 dự kiến có 15 nghiên cứu/dự án với tổng chi phí 43,9 tỉ đồng (Bảng 6).

Bảng 6. Các dự án thích ứng BĐKH giai đoạn 2018-2030 PVN

Lĩnh vực/giai đoạn

Số dự án

Chi phí Đầu tư

(tỷ đồng)

Nhóm các giải pháp quản lý

4

11,9

Nhóm giải pháp quy hoạch

3

8,0

Nhóm các giải pháp tài chính

2

6,5

Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức

2

6,0

Nhóm giải pháp giảm thiểu thiệt hại các tai biến do BĐKH

4

11,5

Tổng cộng

15

43,9

Phạm Minh Đức - Nguyễn Đăng Khoa

Viện Dầu Khí Việt Nam

Đỗ Thị Thu Phương

Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam

Tài liệu Hội thảo khoa học "Bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, sử dụng than, khoáng sản và dầu khí"

Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động