Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới
Nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định cập nhật của Việt Nam |
Phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp. |
Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động và tích cực cùng cộng đồng quốc tế thực hiện các nỗ lực ứng phó với BĐKH. Việt Nam đã ký và phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH. Để triển khai thực hiện Thỏa thuận này, Việt Nam đã cập nhật và gửi Ban thư ký Công ước khung liên hợp quốc về BĐKH nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg. NDC cập nhật của Việt Nam thể hiện các cam kết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và thích ứng với BĐKH của quốc gia ở cấp chiến lược. Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH đề ra các nhiệm vụ chiến lược thích ứng với BĐKH thực hiện những cam kết đóng góp được nêu trong NDC cả về trung hạn và dài hạn.
Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung triển khai thực hiện các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK cụ thể, ưu tiên và cấp thiết ở ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã được xác định trong NDC và NAP. Kế hoạch cũng là định hướng cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK cụ thể, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 thuộc phạm vi quản lý.
Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021- 2030 được xây dựng với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đạt được 9 mục tiêu cụ thể đã đề ra, gồm: (1) Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; (2) Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và BĐKH; (3) Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH; (4) Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp; (5) Thực hiện đầy đủ các cam kết của một Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Thỏa thuận Paris; (6) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BĐKH và thúc đẩy lồng ghép ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch; (7) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức, tăng cường năng lực về phòng tránh thiên tai, sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu; (8) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ và tài chính phục vụ ứng phó với BĐKH; (9) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và đóng góp của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH toàn cầu.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.