Sâu bột: Giải pháp tiềm năng giải quyết rác thải nhựa

27/12/2019 12:23 Công nghệ, thiết bị
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Stanford đăng tải trên tờ Environmental Science & Technology cho biết, sâu bột có thể tiêu hóa được phụ gia hóa chất trong nhựa mà không gây tác động xấu nào đến cơ thể qua thời gian.
5 nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương
sau bot giai phap tiem nang giai quyet rac thai nhua
Những chú sâu bột đang nắm giữ giải pháp tiềm năng cho vấn đề nhựa thải.

Nhựa từ lâu vẫn được coi là vật liệu không thể bị phân hủy bởi vi khuẩn và là một trong những tác nhân gây ô nhiễm toàn cầu.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng sâu bột, loài sâu dễ nuôi và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho nhiều loài động vật, có thể sống nhờ vào việc ăn nhựa. Tuy nhiên, không chỉ hấp thụ được nhiều loại nhựa khác nhau, sâu bột còn tiêu hóa được Styrofoam, một chất có chứa thành phần phụ gia độc hại mà vẫn có thể trở thành nguồn thức ăn an toàn, giàu protein cho các loài động vật khác .

Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét các chất hóa học trong nhựa đi về đâu sau khi được phân hủy theo cơ chế tự nhiên - mà trong trường hợp này là ruột của sâu bột (mealworm).

Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tìm ra các vi sinh vật trong ruột sâu bột phân hủy nhựa trong quá trình tiêu hóa. Đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên và đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về việc cho động vật ăn sâu bột ăn nhựa vì các chất hóa học và phụ gia có hại vẫn có thể tích tụ trong sâu theo thời gian.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về chất Styrofoam hay còn gọi là polystyrene, một loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong khâu đóng gói và sản xuất chất liệu cách nhiệt. Việc tái chế styrofoam rất tốn kém do mật độ kết cấu thấp và cồng kềnh. Trong chất này còn chứa một loại phụ gia làm chậm cháy là hexabromocyclododecane, hay HBCD, cũng thường được thêm vào nhựa polystyrene để chống cháy.

Trong thí nghiệm, sâu bột đã thải ra một nửa chỗ polystyrene chúng hấp thụ được dưới dạng các mảnh nhỏ, phân hủy bán phần, phần còn lại thì ở dạng khí CO2. Chúng chỉ mất 24 giờ để thải ra 90% HBCD đã hấp thụ và hoàn toàn thải hết sau 48 giờ. Sâu bột được nuôi theo chế độ ăn nhựa chứa chất HBCD thường xuyên vẫn có tình trạng sức khỏe tương tự như những con bình thường. Những con tôm được cho ăn loại sâu bột này cũng hoàn toàn khỏe mạnh. Nhựa có trong ruột sâu bột đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy và loại bỏ chất HBCD.

Việc tìm ra loài côn trùng có khả năng phân hủy nhựa một cách an toàn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý ô nhiễm, bởi nhiều loài côn trùng khác như gián cũng tiêu thụ nhưng lại không phân hủy nhựa. Tuy nhiên, trong khi đặt hi vọng vào việc sử dụng sâu bột để giải quyết vấn đề nhựa thải, các nhà khoa học vẫn lưu ý rằng biện pháp tốt nhất về lâu dài chỉ có thể là việc tìm ra vật liệu thay thế dễ phân hủy và hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần.

Sâu bột là ấu trùng của loại bọ cánh cứng nhỏ, màu đen thuộc họ Tenebrionidae. Chúng không phải là loài côn trùng duy nhất có khả năng phân hủy nhựa. Sâu sáp (ấu trùng của một loài bướm đêm Ấn Độ) có thể nhai, ăn và tiêu hóa nhựa làm túi đựng rác.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động