Thái Bình:

Tăng cường công tác quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại

13/02/2020 21:35 Quản lý nguồn thải
Nhằm quản lý chặt chẽ lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Văn bản số 5212/UBND-KTTNMT về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương đã chú trọng trong quản lý việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các Cơ sở đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở cơ bản đã được chuyển giao cho các đơn vị có đủ năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại nếu không được quản lý chặt chẽ, phát tán ra môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của nhân dân. UBND tỉnh yêu cầu:

Các sở ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh: Thực hiện nghiêm Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/5/2019 về việc thực hiện phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Thực hiện thu gom, phân loại triệt để chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị; bố trí thiết bị, vị trí lưu giữ chất thải nguy hại (pin, ắc quy thải; bóng đèn huỳnh quang thải; dầu thải…), thống kê khối lượng chất thải nguy hại phát sinh cần xử lý theo năm gửi UBND huyện, thành phố trước ngày 15/01 của năm tiếp theo để đăng ký xử lý; Thực hiện tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư sinh sống; gương mẫu trong việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế và tiến tới việc không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần (như: túi ni lông; cốc, ly nhựa; ống hút; chai nhựa…) và thay thế, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường (như: túi vải, giấy; bao bì tự hủy sinh học; bình, cốc bằng gốm, sứ, thủy tinh…).

tang cuong cong tac quan ly chat thai cong nghiep chat thai nguy hai
Đoàn viên Thanh niên tham gia thu gom rác thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt việc chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại của Cơ sở, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyển xử lý theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan rà soát các Cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại với khối lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để theo dõi, quản lý theo quy định; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu việc bố trí kinh phí thực hiện thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của các sở ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt và nông nghiệp của các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, BQL Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh nghiên cứu tham mưu việc lắp đặt thí điểm camera giám sát việc thu gom, xử lý chất thải một số cơ sở trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Thường xuyên rà soát báo cáo UBND tỉnh bổ sung các Cơ sở thuộc Danh sách các Cơ sở phải thực hiện lập Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại định kỳ hàng tháng, hàng quý; Thông báo cho các Cơ sở tại Phụ lục 01, 02 kèm theo thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn này; tổng hợp kết quả thực hiện các cơ quan đơn vị và của các Cơ sở báo cáo UBND tỉnh theo quy định…

Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở trong khu thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và báo cáo kịp thời với coq quan có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt các hành vi vi phạm trong quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các cơ sở trong khu kinh tế và khu công nghiệp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại với khối lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để theo dõi, quản lý theo quy định....

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động