Công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Công tác quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Định |
Thanh niên tình nguyện tham thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Cư Suê, huyện Cư M'gar. |
Cùng với đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu UBND cấp huyện kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để địa phương mình xảy ra vứt rác thải, đổ rác thải không đúng nơi quy định, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường không hiệu quả và không đúng mục đích; chỉ đạo các địa phương chưa có bãi xử lý rác thải sinh hoạt phải khẩn trương lựa chọn địa điểm và đầu tư xây dựng sớm đưa vào sử dụng; công bố quy hoạch các điểm trung chuyển, tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn…
Các sở, ban, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nghiên cứu thẩm định và đề xuất việc lựa chọn triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh; kêu gọi, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt…
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 01 khu công nghiệp (KCN) KCN và 08 cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động; trong đó đã đầu tư và đưa Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú công suất 2.900 m3/ngày đêm vào vận hành; CCN Tân An 1 và 2 tại phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột hiện đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 1.300 m3/ngày đêm, khối lượng công trình đã hoàn thành là 60%, tuy nhiên do không đủ vốn nên hạng mục này tạm dừng thi công từ năm 2014 đến nay. Các CCN chưa xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, dẫn đến công tác quản lý, xử lý chất thải chưa đáp ứng yêu cầu, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong CCN phải tự đầu tư công trình xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường
Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt toàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn, mới đạt khoảng 42.5%. Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom về 15 bãi chôn lấp trên toàn tỉnh có tổng diện tích 67,71 ha, trong đó có 02/15 (đạt 13,3%) bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Bãi chôn lấp xã Cư Ebur, tp Buôn Ma Thuột và BCL huyện Cư Kuin), còn lại hầu hết chưa được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các ô chôn lấp không được lót đáy chống thấm và bố trí hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Hiện trên địa bàn tỉnh có 17 đơn vị dịch vụ công ích hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, 100% các đô thị, trung tâm huyện lỵ và 78/152 (đạt 51,3%) xã khu vực nông thôn đã có tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hình thức xã hội hóa.
Đối với chất thải nguy hại, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có khu xử lý chất thải nguy hại tập trung, chủ nguồn thải phải hợp đồng với các chủ xử lý ngoại tỉnh để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở nên chi phí cao. Đối với lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại được bán để tái chế hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.
Hoạt động chăn trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu quy mô hộ gia đình (chiếm khoảng 80%); đối với chăn nuôi quy mô trang trại tập trung có khoảng 250 trang trại; số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là 262. Các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi như: sử dụng đệm lót sinh học, hố ủ biogas,… Tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi quy mô hộ gia đình hầu như chưa chú trọng công tác vệ sinh môi trường.
Về công tác chỉ đạo xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh Đắk Lắk có 15 cơ sở phải xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến nay, có 14/15 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để; cơ sở còn lại là Kho thuốc bảo vệ thực vật tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột. Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 20 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến nay, có 18/20 cơ sở đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, còn lại 2/20 cơ sở là 02 bãi chôn lấp chất thải rắn đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để.
Trên địa bàn tỉnh có 14 dự án phát sinh nước thải công nghiệp từ 1.000 m3/ngày trở lên; các cơ sở sản xuất, chế biến khác có lưu lượng nước thải phát sinh chủ yếu dưới 100 m3/ngày.
Các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật thông thường, quý hiếm luôn được coi trọng. Tuy nhiên, hầu hết cả 06 Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh cũng chưa thiết kế và thực hiện một cách khoa học việc giám sát đa dạng sinh học; chỉ ở Vườn quốc gia Yôk Đôn, Chư Yang Sin và Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô với sự hỗ trợ ban đầu của một số dự án như Birdlife, PARC, VCF đã tổ chức được các trạm kết hợp tuần tra rừng với giám sát đa dạng sinh học; thực hiện giám sát động vật hoang dã theo tuyến và lưu trữ dữ liệu trong hệ thống GIS.
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.