Đà Nẵng:

Tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố xử lý chất thải rắn sinh hoạt

13/03/2020 08:35 Quản lý nguồn thải
Nhằm nâng cao công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó với các sự cố liên quan đến xử lý chất thải rắn trên địa bàn, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó các sự cố trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp thu gom, vận chuyển chất thải rắn
tang cuong nang luc phong ngua ung pho su co xu ly chat thai ran sinh hoat
Đà Nẵng đầu tư gần 9 ngàn tỷ đồng cho chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Xuất phát từ tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong thời gian qua có nhiều tác động, thiếu tính chủ động, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc ứng phó các sự cố liên quan đến công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Nhằm khắc phục tình trạng bị động trong ứng phó, cần có sự chuẩn bị để triển khai, nâng cao công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó với các sự cố liên quan đến xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố; giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của các sự cố đến môi trường và con người, góp phần ổn định về môi trường, kinh tế - xã hội thành phố, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 698/KH-UBND về Phòng ngừa, ứng phó các sự cố trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Mục đích, yêu cầu

- Tăng cường năng lực phòng ngừa, chủ động ứng phó các trường hợp sự cố về xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong các trường hợp như: Sự cố do thiên tai, rủi ro gây hư hỏng hạ tầng, cơ sở vật chất vận hành của các hạng mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố; Sự cố do tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng, làm gián đoạn hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố,…

- Phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong quá trình thực hiện;

- Kịp thời triển khai các giải pháp cụ thể theo từng tình huống nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố không bị gián đoạn, bị động khi có bất kỳ sự cố có liên quan nào xảy ra; giảm thiểu các tác động thấp nhất đến môi trường, kinh tế - xã hội của thành phố.

Nguyên tắc phòng ngừa, ứng phó các sự cố liên quan

1. Về phòng ngừa:

- Đảm bảo năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố trong bất kỳ các trường hợp sự cố, rủi ro có liên quan gây ra; không làm gián đoạn, gây bị động đối với hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của thành phố;

- Đảm bảo công tác dự báo, tiếp cận thông tin và điều hành hoạt động quản lý chất thải rắn xuyên suốt;

- Thường xuyên diễn tập, tập huấn công tác vận hành, quản lý và phối hợp để đảm bảo không xảy ra các sự cố, trừ các trường hợp bất khả kháng.

- Cán bộ, người lao động liên quan đến hoạt động vận hành, ứng phó phải nắm được thao tác phòng ngừa và ứng phó với sự cố khi gặp phải, có đủ kỹ năng về phòng tránh rủi ro tai nạn nghề nghiệp trong quản lý, xử lý CTRSH.

2. Về ứng phó

- Đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất cho người (tính mạng, sức khỏe);

- Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về vật chất, tài sản và các tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế xã hội, an ninh trật tự đô thị khi có sự cố xảy ra.

- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chủ động thực hiện các nhiệm vụ, quy trình công tác theo các phương án ứng phó sự cố.

Quy trình chung về ứng phó sự cố

tang cuong nang luc phong ngua ung pho su co xu ly chat thai ran sinh hoat

Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Là cơ quan đầu mối, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, khắc phục sự cố.

- Chủ trì triển khai công tác ứng phó cấp 2 (đối với các kịch bản KB1.3N và KB2.5N).

- Chỉ đạo các đơn vị, nhà máy có liên quan tại khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn thường xuyên thực hiện tốt công tác vận hành, không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tạo sự phản ứng, bức xúc trong nhân dân.

- Chủ trì, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố định kỳ hàng năm và đột xuất.

2. Đề nghị Công an thành phố:

- Chỉ đạo thường xuyên công tác nắm bắt tình hình an ninh tại khu vực xử lý CTR của thành phố;

- Tổ chức lực lượng ngăn ngừa và ứng phó với các tình huống kích động, gây rối an ninh trật tự khi sự cố xảy ra.

- Tổ chức lực lượng bảo vệ, xử lý nhanh chóng các trường hợp gây sự cố kéo dài và khó khăn trong việc giải quyết.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo công tác thông tin, truyền thông để tăng cường sự phối hợp của hộ dân, cơ sở trong thời gian diễn ra sự cố.

- Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Thành phố đối với khu vực bãi rác Khánh Sơn để người dân sinh sống xung quanh khu liên hợp hiểu, ngăn ngừa các hành vi, hoạt động ngăn cản tiếp nhận rác thải.

4. UBND Quận Liên Chiểu

- Chỉ đạo tổ chức nắm bắt tình hình an ninh trật tự, xã hội tại khu vực Khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn.

- Chủ trì triển khai công tác ứng phó cấp 2 (đối với kịch bản KB3.3N – Tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động xử lý CTRSH của thành phố với thời gian kéo dài).

- Chủ trì tổ chức các buổi họp, tọa đàm nhằm tuyên truyền, vận động người dân khu vực khu vực Khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn khi có yêu cầu của UBND Thành phố.

- Phối hợp với Công an thành phố đảm bảo an ninh trật tự, cũng như tổ chức lực lượng bảo vệ, cho thông xe chở rác vào khu vực Khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn nếu sự cố kéo dài và khó khăn trong việc giải quyết.

5. Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, UBND quận Cẩm Lệ

- Đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm xử lý rác thải tạm thời được lựa chọn để ứng phó sự cố.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, giải thích chủ trương của Thành phố về điểm xử lý rác thải tạm thời để người dân đồng thuận.

6. Ủy ban nhân dân các quận trên địa bàn Thành phố

- Tổ chức vận động hộ dân, cơ sở trên địa bàn thực hiện lưu giữ rác thải trong thời gian xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo các hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

7. UBND Phường Hòa Khánh Nam

- Thường xuyên tổ chức nắm bắt tình hình an ninh trật tự tại khu vực Khu liên hợp xử lý CTR tại Khánh Sơn.

- Chủ trì triển khai công tác ứng phó cấp 1 (đối với kịch bản KB3.2N– Tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động xử lý CTRSH của thành phố trong thời gian dưới 3 ngày).

- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực để theo dõi, dự báo tình hình trên địa bàn, báo cáo kịp thời đến cấp thẩm quyền xử lý.

8. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, các doanh nghiệp liên quan đến xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực chuẩn bị các phương tiện, vật tư, thiết bị để kịp thời ứng phó với các tình huống sự cố xảy ra theo Kế hoạch này và các quy định khác liên quan. Cụ thể: hàng năm lập kế hoạch về phòng ngừa, ứng phó các sự cố làm cơ sở triển khai;tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ biến thông tin về phòng ngừa, ứng phó sự cố cho các cán bộ, công nhân viên thuộc đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan bên ngoài; tổ chức diễn tập công tác ứng phó đối với các tình huống có thể xảy ra, báo cáo hoạt động về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, đánh giá.

- Báo cáo UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, các ban ngành có liên quan về tiến độ, kết quả thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố tại khu vực/nhà máy thuộc Khu liên hợp xử lý CTR của thành phố theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành, khai thác khu liên hợp; Hạn chế đến mức thấp nhất việc phát tán mùi hôi của rác thải và nước thải ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến người dân sinh sống khu vực.

- Kịp thời thông báo đến chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có chuyên môn về sự quản lý, vận hành không đảm bảo về các tiêu chí vệ sinh môi trường của các dự án nằm trong khuôn viên và lân cận bãi rác Khánh Sơn./.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động