Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát nhu cầu chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển và tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ thông qua hàng loạt Nghị quyết về dân sinh, quy hoạch, đô thị. Ảnh: Tân Tiến. |
Đối với lĩnh vực môi trường và mỹ quan đô thị, UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và rà soát nhu cầu chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cũng như nâng cao hiệu quả công tác phân loại rác thải tại nguồn.
Hiện nay, công tác thu gom vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được UBND TP Hồ Chí Minh ủy quyền cho UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện xử lý. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện rà soát lại hoạt động thu gom vận chuyển tại địa phương, giải quyết các khó khăn vướng mắc. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị tập trung nghiên cứu đề xuất các chính sách, quy định để đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và khu vực tập kết rác trên địa bàn thành phố.
Sau khi rà soát đến cuối năm 2022, tổng số phương tiện thu gom rác của thành phố là 7.510 phương tiện (gồm 4.167 phương tiện đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 55,49% và 3.343 phương tiện không đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 44,51%), nhu cầu chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển mới là 2.058 phương tiện (gồm 1.039 thùng 660l và 1.019 xe ô tô thùng rác) với nhu cầu vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường khoảng 458 tỷ đồng, tăng thêm 7 tỷ đồng so với năm 2021. Từ khi triển khai đến nay, thành phố đã chuyển đổi được 4.478 phương tiện thu gom, vận chuyển (gồm 2.845 thùng 660L và 1.633 xe ô tô thùng rác).
Việc chuẩn hóa phương tiện thu gom thành các xe ô tô chở rác phải đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, cũng như đảm bảo mỹ quan đô thị, không để rơi vãi chất thải, có thiết bị lưu trữ nước rỉ rác và không phát tán mùi trong quá trình vận chuyển chuyển theo quy định tại điều 27 Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn phải đảm bảo các quy định về lưu thông trên đường theo quy định của ngành giao thông vận tải.
Phương tiện thu gom, vận chuyển rác tại TP Hồ Chí Minh đa phần thiết kế xe gắn máy phân khối lớn kéo theo thùng đựng rác phía sau. Ảnh: Tân Tiến. |
Về các trạm trung chuyển, UBND thành phố đã giao cho các địa phương thực hiện rà soát, giải tỏa các trạm trung chuyển gây ô nhiễm môi trường và cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các rạm trung chuyển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể là tất cả trạm trung chuyển của thành phố được xây dựng với khu vực tiếp nhận rác thải và khu vực đậu chờ phương tiện được thiết kế kín hoàn toàn; sử dụng công nghệ ép rác; trang bị đầy đủ hệ thống xử lý môi trường (nước thải, khí thải, mùi hôi); đảm bảo kết nối đồng bộ, tiếp nhận các loại phương tiện thu gom tại nguồn; có khả năng tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt và các loại chất thải khác của hộ gia đình như: chất thải rắn cồng kềnh, chất thải xây dựng, và được trang bị các hệ thống hiện đại khác (cân, hệ thống camera, hệ thống phần mềm theo dõi khối lượng chất thải tiếp nhận tại trạm, chất lượng môi trường của trạm).
Về giải pháp giải quyết vấn đề phân loại rác tại nguồn và phương tiện thu gom rác, hiện tại thành phố đang triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quyết định 09/2021/QĐ-UBND ngày 4/5/2021 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ dân sẽ được phân loại thành 2 nhóm (nhóm chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải còn lại).
Việc vận động, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện phân loại chất thải tại nguồn luôn được chính quyền thành phố quan tâm, đây cũng là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu và quyết định thành công của việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn. Nội dung này cũng đã được đưa vào chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường của thành phố, cụ thể tại chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19/10/2018 của Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân TP Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2022-2030…
Hiện nay, thành phố đang xây dựng lộ trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thành 3 nhóm: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Thời gian quy định triển khai thực hiện theo 3 nhóm trên bắt đầu từ ngày 1/1/2025.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.