Thấy gì qua kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm?

11/09/2019 13:52 Tăng trưởng xanh
Năm 2018, qua kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và 7 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đánh giá, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN năm 2017 đã góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cũng chỉ ra không ít bất cập trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng bị "siết" cho vay cầm cố sổ tiết kiệm Ngân hàng Nhà nước bơm ròng trên 55.000 tỉ đồng ra thị trường Lợi nhuận ABBank giảm sút do thuế tăng

Kinh doanh có lãi nhưng hệ số an toàn vốn chưa tin cậy

Theo KTNN, sự đóng góp trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2017 được thể hiện trong việc kiểm soát lạm phát bình quân 3,53% (mục tiêu khoảng 4%); hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 6,81% (mục tiêu khoảng 6,7%); tăng trưởng tín dụng 18,17% (mục tiêu 18%); đạt mức dự trữ ngoại hối lớn nhất từ trước đến nay, góp phần giữ ổn định tỷ giá, lãi suất. Cụ thể, biên độ tỷ giá trung tâm VND/USD khoảng 1,5%; lãi suất bình quân cho vay là 9,86%/năm (tăng 0,1% so với năm 2016); lãi suất huy động là 5,75%/năm (tăng 0,06% so với năm 2016).

Thấy gì qua kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm?
Các tổ chức tài chính, ngân hàng đạt chỉ tiêu an toàn trong hoạt động.

Qua kiểm toán cho thấy, các tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán đạt được các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) đảm bảo các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh toán, giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn… theo quy định của NHNN; 3 công ty bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính. Các tổ chức tài chính cũng kinh doanh có lãi (lợi nhuận trước thuế của NHNo là 4.528,4 tỉ đồng, Tổng Công ty Cổ phần (CP) Bảo hiểm Bảo Minh 197,4 tỉ đồng, Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ 1.011,8 tỉ đồng, Tổng Công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là 305,9 tỉ đồng; tỷ suất lợi nhuận/vốn đạt mức trên 7% (NHNo 7,2%; Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Minh 9,2%...).

Bên cạnh những kết quả đạt được, KTNN cũng chỉ ra một số bất cập. Cụ thể như, một số TCTD tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của NHNN. Đó là các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): Bảo Việt, Đông Nam Á, Nam Á, Đại Chúng, Việt Nam Thương tín (với tổng dư nợ vượt 6.988 tỉ đồng). Một số TCTD vi phạm quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng TMCP Kiên Long sở hữu cổ phần trực tiếp qua lại lẫn nhau; 5 TCTD gồm (Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, NHNo) nắm giữ cổ phần của hơn 2 TCTD khác.

Kết quả kiểm toán cũng nêu rõ, Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa thực hiện vai trò trong việc mua nợ và xử lý nợ xấu. Cụ thể, VAMC không thẩm định giá mua (giá mua bằng dư nợ trừ dự phòng rủi ro do TCTD tự xác định); không kiểm tra, đánh giá khách hàng vay, tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu và tài sản đảm bảo của khoản nợ... Đồng thời, VAMC xử lý nợ xấu sau khi mua chủ yếu thông qua việc ủy quyền lại cho các TCTD bán nợ.

Qua kiểm toán cho thấy, NHNN chưa xây dựng lộ trình giảm tỷ trọng tiền mặt xuống dưới 10% tổng phương tiện thanh toán theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 2011-2017, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức gần 12%.) Hệ số an toàn vốn (Car) toàn hệ thống chưa tin cậy. Theo KTNN, loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được mua 0 đồng, một số ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số Car, nhiều ngân hàng thương mại phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số Car.

Bên cạnh đó, NHNN còn chậm quyết toán các chương trình hỗ trợ lãi suất, chưa thu hồi nợ tồn đọng nhóm 2 và nợ có tính chất tồn đọng nhóm 2 để hoàn trả NSNN, với số tiền đến ngày 31/12/2017 là 108,22 tỉ đồng và 2,2 triệu USD, gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 40,03 tỉ đồng, NHNo 30,95 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 36,23 tỉ đồng và 2,2 triệu USD...

Đầu tư tài chính không hiệu quả

Bất cập khác được KTNN chỉ ra là việc một số đơn vị chưa xử lý dứt điểm công nợ tồn đọng từ nhiều năm. Đơn cử như, tại Vinare, các khoản phải thu không xác định được nguyên nhân, không có đủ hồ sơ, phát sinh năm 1999, 2005, 2008 số tiền 8,4 tỉ đồng; tại Ngân hàng Chính sách xã hội, các khoản tham ô, chiếm dụng từ các tổ tiết kiệm và vay vốn tại 28 chi nhánh từ trước năm 2010 và các khoản nhận bàn giao từ NHNo, Kho bạc Nhà nước 3,4 tỉ đồng...

Đáng lưu ý, một số nhà băng đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Như NHNo đầu tư 2.391 tỉ đồng vào 6 công ty con, cổ tức/lợi nhuận được chia năm 2017 là 12 tỉ đồng; trích lập dự phòng đầu tư tài chính bằng 30,37% giá trị đầu tư; 5/6 công ty con lỗ lũy kế. Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Minh, một số khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phải trích lập dự phòng 100% giá trị đầu tư… Bên cạnh đó, một số đơn vị hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác, điển hình như NHNo hạch toán thừa lãi dự thu 136 tỉ đồng.

Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra, NHNo phân loại nợ chưa phù hợp, KTNN điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 1.254,5 tỉ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 703,6 tỉ đồng, tăng dư nợ nhóm 3 là 55,4 tỉ đồng, giảm dư nợ nhóm 4 là 100,4 tỉ đồng, tăng dư nợ nhóm 5 là 595,9 tỉ đồng. NHNo cũng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác, KTNN đã điều chỉnh tăng chi phí dự phòng cụ thể 341,5 tỉ đồng, giảm chi phí dự phòng chung 4,9 tỉ đồng. Cũng tại NHNo, kết quả kiểm toán còn chỉ ra sai sót về trình tự, thủ tục cho vay, hỗ trợ lãi suất sai quy định số tiền 3,03 tỉ đồng.

Tại Ngân hàng Chính sách xã hội, KTNN nêu rõ, việc xóa nợ 95,37 tỉ đồng cho 9.187 khách hàng được coi là mất tích theo xác nhận của UBND và công an xã/phường không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trong đó một số khách hàng vẫn có thẻ bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm xã hội hoặc về thăm người thân. Ngoài ra, theo báo cáo kiểm toán, việc Ngân hàng Chính sách xã hội không đàm phán mức phí huy động vốn với các TCTD mà thanh toán bằng mức tối đa theo quy định của NHNN là 1,35%, ảnh hưởng đến cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN.

Theo Kim An/baokiemtoannhanuoc.vn
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động