Thực trạng phát sinh các nguồn khí thải tại Việt Nam

06/10/2020 14:35 Tác động môi trường
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí , chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Giải pháp cấp bách tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị
thuc trang phat sinh cac nguon khi thai tai viet nam
Hoạt động xây dựng nhà ở, khu chung cư khó xác định được mức độ phát thải.

Các nguồn khí thải tại Việt Nam chủ yếu gồm nguồn khí thải di động và nguồn khí thải cố định.

Nguồn khí thải di động

Trong năm 2019, trên phạm vi cả nước có 3.673.065 xe ô tô (tăng 12,2% so với năm 2018), hàng chục triệu mô tô, xe máy đang lưu hành; 3.768.601 xe mô tô, xe máy, ô tô được lắp ráp, sản xuất hoặc nhập khẩu mới (giảm 1,8% so với năm 2018); vận tải hành khách đạt 5.143,1 triệu lượt (tăng 11,2% so với năm 2018). Hoạt động giao thông vận tải được xem là nguồn gây ô nhiễm trường không khí, nhất là ở các khu vực đô thị có mật độ giao thông cao. Ngoài ra, các nguồn di động khác là phương tiện hàng không và các phương tiện đường thủy.

Nguồn khí thải cố định

Các nguồn phát sinh khí thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:

Các tổ hợp, khu liên hợp, trung tâm điện lực: Trên nước ta hiện có hàng chục các khu tổ hợp, liên hợp trong đó tập trung nhiều dự án, loại hình sản xuất về bauxite, gang thép, lọc hóa dầu, trung tâm điện lực (Như: Dự án Tổ hợp – Nhôm Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng; khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát, tỉnh Hải Dương; Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (Hóa dầu Long Sơn), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận; Trung tâm điện lực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; Trung tâm điện lực Thái Bình, tỉnh Thái Bình), hàng ngày phát sinh lượng lớn nước thải và khí thải công nghiệp. Đây là những tổ hợp phát sinh lượng lớn các loại chất thải, chất gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác: Cả nước có gần 120.000 cơ sở sản xuất công nghiệp (tăng 8,2% so với năm 2017); hiện còn 138 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg chưa hoàn thành xử lý triệt để; 13.674 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có khoảng 1.253 bệnh viện. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ này phát sinh khối lượng rất lớn nước thải, kể cả nước thải nguy hại; khí thải; chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải nguy hại… tác động lớn đến môi trường, nhất là những cơ sở nằm xen lẫn trong các khu dân cư, ở những vị trí nhạy cảm về mặt môi trường.

Các điểm, công trường xây dựng: Trong năm 2019, cả nước có gần 110.000 doanh nghiệp xây dựng. Hoạt động xây dựng nhà ở, khu chung cư, khu đô thị mới, cầu đường, sửa chữa, chỉnh trang đô thị, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng... diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, các điểm, công trường xây dựng phát sinh chủ yếu là bụi theo nguồn diện (không phải là nguồn điểm) nên việc xác định mức độ phát thải là khó thực hiện trên thực tế.

Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động