Tiếng ồn: Tác nhân gây ô nhiễm toàn cầu

21/11/2019 11:50 Công nghệ, thiết bị
Tiếng ồn do con người gây ra có thể tác động tiêu cực đến một số loài động vật, nhưng trong một nghiên cứu công bố ngày 20/11, các nhà khoa học khẳng định tiếng ồn do con người tạo ra là một tác nhân gây ô nhiễm toàn cầu nghiêm trọng.
Đánh giá thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia
tieng on tac nhan gay o nhiem toan cau
Ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn đang ngày càng trầm trọng hơn.

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh từ môi trường và vượt quá ngưỡng nghe của con người; đồng thời gây ảnh hưởng và khó chịu cho người nghe. Các tác nhân gây ô nhiễm tiếng ồn bao gồm: bụi bẩn, hơi hóa học, các khí độc. Hiện nay, sự ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn đã trở nên trầm trọng hơn bởi các phương tiện giao thông, các khu công nghiệp, nhà máy, chế xuất…

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, trong ba thập niên trở lại đây thì ô nhiễm tiếng ồn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Còn các chuyên gia y tế đã xếp ô nhiễm tiếng ồn chỉ đứng sau ô nhiễm không khí.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Belfast (Anh) phát hiện, tiếng ồn ảnh hưởng đến nhiều loài lưỡng cư, động vật chân đốt, chim, cá, động vật có vú, động vật thân mềm và bò sát. Theo nhóm nghiên cứu cho biết, con người gây tiếng ồn khắp nơi trong môi trường, từ xe cộ và sản xuất công nghiệp tại các trung tâm đô thị, tới tiếng máy bay trên bầu trời, tàu thủy chạy trên đại dương đã tác động tới hệ thống định vị âm thanh liên lạc của cá voi, thậm chí có thể khiến nhiều động vật bị mất khả năng định hướng. Mặc dù không phải tất cả, song phần lớn các loài, từ côn trùng đến các loài động vật có vú khổng lồ ở đại dương như cá voi, đều phản ứng với tiếng ồn chứ không chỉ một vài loài nhạy cảm đặc biệt với tiếng ồn.

Ông Hansjoerg Kunc – thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ, không dễ xác định phản ứng của một con vật đối với âm thanh từ các hoạt động do con người tạo ra là tiêu cực hay tích cực. Chẳng hạn, tiếng ồn do con người tạo ra tác động vào các hệ thống định vị mà loài dơi sử dụng để tìm mồi, khiến loài động vật có vú biết bay này khó khăn hơn trong việc bắt côn trùng. Nhưng trong trường hợp khác, tiếng ồn lại cung cấp "thông tin tốt" cho các loài sâu bọ, giúp chúng phát hiện kẻ săn mồi. Tuy nhiên, nhìn chung tiếng ồn là một trong những tác nhân làm gián đoạn mọi hoạt động trong môi trường tự nhiên.

Chính vì vậy, các nhà khoa học cho rằng ô nhiễm âm thanh do con người gây ra và phản ứng của động vật đối với âm thanh phải được đánh giá trong bối cảnh hệ sinh thái, đặc biệt tính đến nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái. Theo đó, tiếng ồn phải được coi là một dạng ô nhiễm và biến đổi môi trường nghiêm trọng vì tác động đến cả các loài sống dưới nước và trên cạn.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động