Tiết kiệm năng lượng là ưu tiên số một của ASEAN

27/07/2020 21:08 Tăng trưởng xanh
Tổng cung cấp năng lượng chính của khu vực (TPES) dự báo ​​sẽ tăng 2,63 lần từ 623 MTOE năm 2017 lên 1.630 MTOE vào năm 2040 trong BAU và ước tính đạt 900 MTOE vào năm 2025. Trong khi đó, tổng mức tiêu thụ năng lượng của ASEAN (TFEC) được dự báo sẽ đạt 531 MTOE vào năm 2025 và 946 MTOE vào năm 2040 tại BAU. Do đó, tiết kiệm năng lượng được xem là nguồn năng lượng ưu tiên số một của khu vực ASEAN.
9 kế hoạch trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính phải hoàn thành trong năm 2020
tiet kiem nang luong la nguon nang luong uu tien so mot cua asean
Tiết kiệm năng lượng là nguồn năng lượng ưu tiên số một của khu vực ASEAN

Trong những năm qua, với vai trò là cơ quan đầu mối ASEAN về năng lượng, Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE)đã cùng với các quốc gia thúc đẩy các hoạt động về bảo tồn và tiết kiệm năng lượng trong khu vực cũng như tại từng Quốc gia thành viên.

Mạng lưới Bảo tồn và tiết kiệm năng lượng (EE & C SSN) là Cơ quan năng lượng chuyên biệt của ASEAN, chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động về hiệu quả năng lượng của ASEAN thông qua việc thiết lập mạng lưới, diễn đàn, hội nghị và đào tạo nâng cao năng lực cũng như khuyến khích các sáng kiến ​​mới và trao đổi kiến ​​thức với khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính. Các hoạt động này góp phần vào an ninh năng lượng của ASEAN cũng như giảm phát thải CO2. Đặc biệt, năm 2019, EE&C SSN đã đạt được một trong những mục tiêu quan trọng là giảm cường độ năng lượng 24,4% so với năm 2005, mục tiêu này đã vượt quá mục tiêu đặt ra vào năm 2020 (20%).

Nhằm đạt mục tiêu cường độ năng lượng của khu vực ASEAN sẽ giảm 32 – 35% so với năm 2005 vào năm 2025, Chương trình hành động bảo tồn và tiết kiệm năng lượng ASEAN đã đề ra 5 nhóm hoạt động ưu tiên, trong đó tập trung nhiều vào thúc đẩy tiết kiệm và bảo tồn năng lượng cho ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới thông qua các hoạt động cụ thể đẩy mạnh các hoạt động trong nước và tham gia các hoạt động hợp tác của khu vực, quốc tế về bảo tồn, tiết kiệm năng lượng.

Thuý Hà
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động