TP. Hồ Chí Minh: Hơn 90% cơ sở tái chế không đảm bảo môi trường
Chất thải tập kết lộ thiên của một cơ sở tái chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân trong khu vực |
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có đến vài ngàn cơ sở tái chế chất thải, hoạt động trải dài từ các quận nội thành như: quận 6, 8, 12, Tân Bình, Tân Phú… đến các huyện ngoại thành, như: huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi…
Tuy nhiên, hơn 90% cơ sở tái chế chất thải này đều có quy mô nhỏ, công nhân làm việc làm việc thủ công, không có đồ bảo hộ cần thiết, không có cán bộ chuyên trách về môi trường, không có hệ thống xử lý nước thải và không có hệ thống xử lý khí thải.
Theo các chuyên gia môi trường, hiện có nhiều loại rác thải được tái chế. Do đó, nhà nước cần thiết có chính sách kêu gọi đầu tư cụ thể trong từng lĩnh vực tái chế.
Cụ thể, những loại rác tái chế dễ và có khả năng thu lợi cao như dầu thải, giấy, nhựa cứng, rác thực phẩm, nên kêu gọi đầu tư từ vốn xã hội hóa. Còn các loại rác khó tái chế hơn, gây ô nhiễm môi trường như túi ni lông mỏng, màng nhựa… nên có chính sách ưu đãi đặc biệt hơn để thu hút doanh nghiệp tham gia.
Hiện song song với việc khuyến khích đầu tư các khu công nghiệp tái chế, xây dựng các nhà máy tái chế rác hiện đại. TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các cơ sở tái chế thủ công muốn tiếp tục hoạt động buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, di dời vào các khu công nghiệp để đảm bảo khí thải và nước thải được xử lý đúng quy định.
Thanh Hải
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.