Trong nền kinh tế tuần hoàn rác cũng là tài nguyên

22/11/2019 10:34 Tăng trưởng xanh
Kinh tế tuần hoàn hiểu theo cách đơn giản có nghĩa là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Điều này cũng có nghĩa là phương thức tiêu thụ cũng thay đổi.. và Thụy Điển sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với Việt Nam…
Tư duy về kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa và cao suSuy nghĩ lại về nhựa - Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biểnSản xuất tiêu dùng hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững
trong nen kinh te tuan hoan rac cung la tai nguyen
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Anh Lê)

Đó là một trong các thông tin được chia sẻ tại Hội thảo "Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải khí carbon tại Việt Nam - từ kinh nghiệm của Thụy Điển" do Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hà Nội và Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp tổ chức.

Theo Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe, những doanh nghiệp đã triển khai mô hình này đang dần minh chứng cho hiệu quả chi phí của việc tái sử dụng tài nguyên so với khai thác mới từ đầu. Từ đó, cắt giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Theo thông tin được trao đổi tại hội thảo, Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về quản lý và tái chế chất thải. Lượng chất thải sinh hoạt gia đình được tái chế đã tăng từ 38% vào năm 1975 lên 99% hiện nay và chỉ còn 1% chất thải được chuyển đến các bãi rác. Rất nhiều chất thải được tái chế và sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Thụy Điển hiện đã trở thành một nhà nhập khẩu chất thải với trên 2,3 triệu tấn chất thải được nhập khẩu mỗi năm.

trong nen kinh te tuan hoan rac cung la tai nguyen
Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về quản lý và tái chế chất thải. (Ảnh minh họa)

Các diễn giả nhấn mạnh việc hình thành quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư, là điều kiện then chốt để mô hình kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon có thể phát triển sâu rộng tại Việt Nam.

"Là một trong những quốc gia phát triển bền vững hàng đầu trên thế giới, Thụy Điển hướng tới một xã hội không rác thải. Nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân, sự khuyến khích của chính phủ cũng như hệ thống thu gom rác hiệu quả, Thụy Điển đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong 'Cuộc cách mạng tái chế’ hơn hai thập kỷ qua. Trong nền kinh tế tuần hoàn, chúng ta coi mọi thứ đều là nguồn tài nguyên – rác cũng là tài nguyên. Nền kinh tế tuần hoàn đem lại giá trị cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng" - Đại sứ Thụy Điển cho biết.

trong nen kinh te tuan hoan rac cung la tai nguyen
Đại sứ Thụy Điển - bà Ann Måwe cho biết Thụy Điển chia sẻ thông tin tại hội thảo. (Ảnh: Anh Lê)

"Kinh tế tuần hoàn hiểu theo cách đơn giản có nghĩa là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Điều này cũng có nghĩa là phương thức tiêu thụ cũng thay đổi và Thụy Điển sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với Việt Nam" - Đại sứ Måwe nhận định.

"Chúng ta không nên xem các vấn đề môi trường như là biến đổi khí hậu hay rác thải một cách riêng lẻ mà cần phải nhìn các vấn đề trong một tổng thể thống nhất. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần phải đạt được mô hình kinh tế tuần hoàn mở trong đó không chỉ là vấn đề tái chế, tái sử dụng mà còn phải tính cả tác động của carbon trong nguyên liệu và sản xuất. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải có cái nhìn xa hơn là sản phẩm để giải quyết những tác động của việc kinh doanh" - ông Jeffrey Fielkow, Giám đốc Điều hành Tetra Par Việt Nam - nhà cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển cho biết.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động