Trung tâm điều khiển từ xa Hà Nam ứng dụng công nghệ số vào vận hành lưới điện

23/11/2022 08:00 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự chỉ đaọ quyết liệt của lãnh đạo PC Hà Nam và sự nghiêm túc trong việc ứng dụng CNTT, công nghệ số để xây dựng lưới điện thông minh, đảm bảo điện luôn đi trước một bước nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Hà Nam.

Là một trong tám trung tâm điều khiển xa (TTĐKX) được thành lập đầu tiên của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, TTĐKX Hà Nam luôn đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác vận hành lưới điện. Để thực hiện được điều đó luôn có sự nhất quán từ chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đến việc thực hiện của toàn bộ CBCNV trong Công ty trong đó có TTĐKX.

Từ sự chỉ đaọ quyết liệt của lãnh đạo PC Hà Nam và sự nghiêm túc trong việc ứng dụng CNTT, công nghệ số để xây dựng lưới điện thông minh, đảm bảo điện luôn đi trước một bước nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. TTĐKX Hà Nam đã từng bước hoàn thiện, chuyển từ phương thức vận hành thủ công sang phương thức vận hành tự động.

Trung tâm điều khiển từ xa Hà Nam ứng dụng công nghệ số vào vận hành lưới điện

Nhân viên vân hành thao tác thiết bị từ TTĐK

Trước tiên phải nói đến là hệ thống SCADA/DMS đạt chuẩn quốc tế, có khả năng giám sát và điều khiển từ xa lưới điện toàn tỉnh theo thời gian thực. Hiện nay đã đưa 9/12 TBA 110kV vận hành theo tiêu chí không người trực, 3/12 TBA 110kV mới đóng điện đáp ứng đủ tiêu chí TBA 110 kV không người trực. Việc giám sát, điều khiển các TBA 110kV được thực hiện từ xa bởi các nhân viên vận hành tại TTĐKX thông qua hệ thống SCADA đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác vận hành lưới điện. Việc giám sát, điều khiển, thao tác thiết bị, xử lý sự cố được thực hiện đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm đáng kể nhân lực vận hành trạm, nâng cao năng suất lao động.

Trong các năm qua, để đáp ứng sự phát triển mạnh của kinh tế - xã hội, lưới điện tỉnh Hà Nam đã không ngừng phát triển ngày càng mở rộng và nâng cao hơn nhanh chóng. Số lượng các TBA, đường dây 110kV, đường dây trung thế tăng nhanh, công việc vận hành lưới điện ngày càng phức tạp. Tuy vậy, TTĐKX vẫn luôn đảm bảo vận hành lưới điện ổn định và an toàn tuyệt đối. Lưới điện mở rộng, khối lượng công việc của nhân viên vận hành TTĐK tăng lên đáng kể. Để giảm bớt khối lượng, áp lực công việc cho nhân viên vận hành TTĐKX trong ca trực, hiện tại các tín hiệu thông số vận hành của MBA, đường dây đều được tổng hợp ra màn hình để theo dõi. Mức mang tải MBA 110kV, đường dây; giới hạn điện áp được thiết lập cảnh báo bằng âm thanh để đảm bảo nhân viên vận hành luôn vận hành lưới điện ổn định với chất lượng điện năng trong giới hạn cho phép.

Những năm qua việc phân loại, cô lập điểm sự cố luôn chiếm thời gian rất lớn trong toàn bộ quá trình xử lý sự cố. Từ năm 2021, với yêu cầu ngày càng cao trong việc đảm bảo ổn định cung cấp điện, rút ngắn thời gian xử lý sự cố, TTĐKX đã thực hiện thí điểm ứng dụng DMS trên các đường dây trung thế và chạy thử nghiệm chương trình tự động hóa mạch vòng lưới điện trung áp. Đây là một trong những ứng dụng rất quan trọng giúp khôi phục cấp điện cho khách hàng và cô lập điểm sự cố trong thời gian nhanh nhất. Khi xảy ra sự cố trên một đường dây trung thế, hệ thống SCADA sẽ đưa ra thông tin cảnh báo nhân viên vận hành biết đường dây bị sự cố. Dựa vào các tính toán DMS, nhân viên vận hành sẽ chọn phương án tối ưu để hệ thống DMS tự động cắt/đóng các MC trên đường dây nhằm cô lập đoạn đường dây bị sự cố và khôi phục đoạn đường dây bị mất điện nhưng không có sự cố. Trong thời gian tới, TTĐKX sẽ hoàn thiện hệ thống các quy định, quy trình liên quan để đưa vào vận hành và mở rộng mạch DMS trên toàn bộ các đường dây trung thế có kết nối mạch vòng.

Với sự bắt nhịp nhanh trong công cuộc chuyển đổi số của PC Hà Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chọn PC Hà Nam là một trong 2 đơn vị đầu tiên thử nghiệm chương trình “quản lý nghiệp vụ điều độ”. Đây là ứng dụng cho phép người dùng có thể lập/duyệt đăng ký cắt điện đột xuất (kế hoạch); lập/duyệt lịch đảm bảo điện; lập/duyệt PTT đột xuất (kế hoạch); quản lý công việc thực hiện trong ca trực; ghi nhật ký vận hành….Chương trình này giúp giảm thời gian đăng ký và đi lại của các điện lực khi thực hiện đăng ký công tác với TTĐKX; giảm việc sử dụng sổ sách giấy tờ trong lưu trữ và thực hiện công việc hàng ngày tại TTĐK giúp cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động.

Từ sự chỉ đaọ quyết liệt của lãnh đạo quyết tâm đưa PC Hà Nam trở thành lá cờ đầu trong công cuộc chuyển đổi số của Tổng công ty Điện lực miền Bắc nhằm hướng tới một doanh nghiệp số trong việc ứng dụng CNTT, công nghệ số để xây dựng lưới điện thông minh, đảm bảo điện luôn đi trước một bước nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Mạnh Cường
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động