Xây dựng môi trường không thuốc lá
![]() |
GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo |
Tại Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ nam giới hút thuốc đã giảm từ 45,3% xuống 42,3% (so với năm 2015). Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh niên độ tuổi 15-24 giảm từ 26% (năm 2015) xuống 13% (năm 2020). Ở lứa tuổi học sinh 13-15 tuổi, tỷ lệ hút thuốc lá cũng giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Những năm gần đây xuất hiện các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisa, dù chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh, lưu hành tại thị trường trong nước, nhưng việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến, đặc biệt trên môi trường internet. Các sản phẩm này được thiết kế đa đạng với nhiều kiểu dáng, hương vị rất hấp dẫn với giới trẻ, dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng nhanh tại nước ta, đặc biệt trong lứa tuổi học sinh. Nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về nội dung Thông tư 11/2023/TT-BYT; cũng như kinh nghiệm quốc tế trong việc cấm hút thuốc lá. Thông tư 11/2023/TT-BYT quy định về việc tổ chức thực hiện đối với các địa điểm cấm hút thuốc lá; nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023, nêu rõ yêu cầu riêng đối với địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên; địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà; phương tiện giao thông công cộng...
Thông tư cũng nhắc đến việc xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá. Giải thưởng được tổ chức và xét tặng 2 năm một lần và có giá trị trong kỳ xét tặng. Tiêu chuẩn để xét tặng giải thưởng, đó là đạt các yêu cầu về tổ chức thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá; không có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; không có hoạt động quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức; không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại địa điểm quy định tại Thông tư, trừ cửa hàng miễn thuế tại khu vực cách ly của sân bay; không nhận nguồn kinh phí tài trợ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các tổ chức, cá nhân được xét tặng phải có sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được cấp có thẩm quyền công nhận; đã được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng trong việc thực hiện tốt các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá; có phòng tư vấn, tài liệu giáo dục, thông điệp thúc đẩy cai nghiện thuốc lá... Lễ công bố, trao giải thưởng diễn ra vào Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25-31/5)./.
Đọc nhiều
-
Sau 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính, trại chăn nuôi heo Lộc Điền tiếp tục gây mùi hôi thối tác động đến môi trường
-
Ra quân làm vệ sinh môi trường hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023
-
Quảng Bình mưa lớn kéo dài gây ngập úng chia cắt nhiều bản làng, người dân di dời trong đêm
-
Quảng Trị mưa lớn kèm lốc xoáy làm hàng chục nhà dân bị tốc mái
-
"Biến" nhớt thải thành dầu diesel bán ra thị trường
-
Đồng Nai: Hơn 300 trại chăn nuôi lớn chưa có thủ tục về môi trường
-
Thành phố Huế: Người dân hưởng ứng “Tuần lễ không túi nylon”
-
Hải Phòng thu hút đầu tư tăng mạnh: Điểm sáng trong bức tranh bất động sản
-
Tháo gỡ bài toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
-
Xử phạt Công ty xử lý môi trường gây ô nhiễm môi trường