Bắc Kạn: Tăng cường giám sát hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải

17/10/2022 12:27 Quản lý nguồn thải
UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành loạt văn bản yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Luật PCTH của thuốc tại Bắc Kạn Công tác quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn: Phát huy lợi thế triển khai các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành liên tục 02 Công văn số 6807/UBND-NNTNMT và 6808/UBND-NNTNMT, yêu cầu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý chủ động thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bắc Kạn: Tăng cường giám sát hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải
Bắc Kạn: Tăng cường giám sát hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải. (Ảnh minh họa)

Tăng cường kiểm tra, quản lý các nguồn thải, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao có phát sinh chất thải công nghiệp.

Đồng thời, chủ động hướng dẫn các cơ sở thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật. Thẩm định hồ sơ liên quan đến môi trường, đất đai, xây dựng, thiết kế thi công của các công trình, dự án có phát sinh chất thải công nghiệp đảm bảo theo đúng quy định.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

UBND các huyện, thành phố tăng cường rà soát, quản lý, giám sát các khu vực có nguy cơ xảy ra các hành vi xây dựng các lò đốt chất thải công nghiệp, nơi có thể chôn, lấp, đổ chất thải công nghiệp bất hợp pháp (khu vực đồi núi hẻo lánh, xa dân cư, giáp ranh các tỉnh khác, …). Thường xuyên rà soát và chỉ đạo các đơn vị xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo đúng hồ sơ môi trường đã được phê duyệt, đặc biệt không vận chuyển chất thải rắn công nghiệp vào xử lý tại khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai, về xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Với hoạt động tái chế, tại, tỉnh giao các sở, ngành và UBND cấp huyện theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý, có trách nhiệm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư, xây dựng, môi trường, quản lý tài nguyên đất, quản lý bảo vệ rừng, thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư có nguy cơ, yếu tố tác động đến môi trường, nhất là các dự án đầu tư có liên quan đến hoạt động tái chế phế liệu, đảm bảo đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các dự án đầu tư có liên quan hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn.

Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động