Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất bia Hà Nội Hưng Yên

Bài 1: Các tác động môi trường chính

13/05/2020 08:06 Tác động môi trường
Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất bia Hà Nội Hưng Yên có địa chỉ tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên dự kiến sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động, nâng công suất sản xuất bia hơi, bia tươi của Nhà máy từ 10 triệu lít/năm lên 35 triệu lít/năm.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá tác động môi trường
bai 1 cac tac dong moi truong chinh 6110
Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất bia Hà Nội Hưng Yên sẽ nâng công suất lên 35 triệu lít/năm

Dự án do Công ty Cổ phần Thương mại bia Hà Nội – Hưng Yên 89 làm chủ đầu tư. Nhà máy hiện hữu đang hoạt động với diện tích 4.780 m2; Dự án thực hiện mở rộng thêm 11.007 m2 tại địa điểm trên. Quy mô đầu tư xây dựng mở rộng các hạng mục của Nhà máy, bao gồm: Cải tạo nhà xưởng hiện có số 1 trên phần diện tích 11.007 m2 để lắp đặt máy móc thiết bị chiết xuất bia hơi, bia tươi; Cải tạo nhà xưởng hiện có số 2 trên phần diện 11.007 m2 làm kho bán hàng với diện tích kho 2.909 m2; Khu nhà chiết bia hiện hữu sẽ được dỡ bỏ để cải tạo thành văn phòng của Công ty; Kho lưu trữ chất thải của Nhà máy sẽ được dỡ bỏ và cải tạo thành sân bãi nội bộ; Lắp đặt thêm 01 dây chuyền xử lý nước cấp cạnh dây chuyền cũ; Khu nhà ăn công nhân hiện hữu sẽ được dỡ bỏ để mở rộng, nâng công suất Trạm xử lý nước thải (XLNT).

Sản phẩm chính của Nhà máy là bia hơi, bia tươi Hà Nội. Bia được sản xuất từ 4 loại nguyên liệu chính, đó là malt (lúa mạch nảy mầm), nước, houplon và men bia theo các công đoạn sau:

- Nguyên liệu (malt, gạo) được nghiền nhỏ qua thiết bị nghiền để chiết ly được chất hòa tan.

- Nấu: chuẩn bị nguyên liệu cho một mẻ nấu gồm gạo, malt sau đó bơm nước sạch vào nồi, bật cánh khuấy để tăng hệ số truyền nhiệt, giảm kết lắng. Mở van hơi tăng nhiệt độ nồi nấu lên 85°C khoảng 20 phút để tinh bột hồ hóa và dịch bão hòa. Sau đó tiếp tục mở van hơi để nhiệt độ tăng lên 100°C và giữ ở nhiệt độ này trong vòng 25 phút để nồi chín hoàn toàn. Tiến hành lọc sơ bộ và bổ sung hoa bia để tăng hương vị cho bia.

- Làm lạnh dịch nấu: dịch đường sau khi nấu được làm lạnh nhanh xuống nhiệt độ từ 13-15°C để cấy men và chuyển dịch sang các tank lên men.

- Lên men: Mở van cấp nhiệt cho tank để tank có nhiệt độ 13-15°C rồi bơm dịch vào, tiếp tục cấy men giống với tỷ lệ 8-10%. Thời gian lên men 5-6 ngày. Khi kiểm tra độ đường giảm xuống 2,3-2,4° thì chuyển sang lên men phụ. Khi bắt đầu chuyển sang lên men phụ thì hạ nhiệt độ của dịch xuống 4-6°C, sau 14- 24h men lắng xuống thì có thể thu men và hạ nhiệt độ của dịch lên men xuống 2-4°C. Quá trình lên men phụ diễn ra trong vòng 10-12 ngày, khi quá trình lên men phụ và lưu giữ bia non kết thúc thì tiến hành lọc tinh.

- Lọc bia: Bia thành phẩm thu được dẫn qua hệ thống lọc khung bản để loại bỏ các chất cặn hình thành trong quá trình nấu, lên men bia.

- Bão hòa CO2: Bia được lọc và chuyển vào tank để nạp CO2, cùng lúc đó mở van cấp chất tải lạnh để tạo cho bia hạ về nhiệt độ 0-1°C. Khi lượng bia đạt 80-90% thể tích tank thì tiến hành mở van cấp CO2. Kết thúc quá trình nạp 1-2h mới đưa đi tiêu thụ.

- Chiết keg: Bia thành phẩm được nạp vào keg. Sau khi chiết, keg được đóng nút và kiểm tra chất lượng sản phẩm và đưa vào kho thành phẩm.

Các tác động môi trường chính của Dự án

Nước thải: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh của Nhà máy. Nước thải sản xuất: phát sinh trong quá trình vệ sinh máy móc thiết bị, nước thải từ quá trình xay nấu nguyên liệu, nước làm mát tháp giải nhiệt phân xưởng phụ trợ, lò hơi.

Bụi, khí thải: Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải trong Nhà máy. Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình xay nghiền nguyên liệu, lò hơi sử dụng nguyên liệu Biomass.

Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy.

Quy mô, tính chất của nước thải

Nước thải sinh hoạt phát sinh sau khi nâng công suất khoảng 15 m3 /ngày.đêm. Thành phần các chất ô nhiễm gồm chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, nitơ (N), phốt pho (P), coliforms.

Nước thải sản xuất (khi Nhà máy đạt công suất tối đa): khoảng 520 m3 /ngày.đêm, trong đó: Nước thải từ quá trình xay nấu nguyên liệu và pha bia: 85 m3 /ngày.đêm. Nước thải từ công đoạn rửa các thiết bị máy móc, nhà nấu, phân xưởng lên men, phân xưởng đóng gói: 350 m3 /ngày.đêm. Nước giải nhiệt, lò hơi: 85 m3 /ngày.đêm. Nhà máy có lắp đặt thống xử lý tuần hoàn nước thải sau Trạm XLNT phục vụ cho tháp giải nhiệt, lò hơi, tưới cây, rửa đường với lưu lượng khoảng 85 m3 /ngày.đêm. Vì vậy, lượng nước thải sản xuất thực tế sau Trạm XLNT thải ra môi trường là khoảng 435 m3 /ngày.đêm. Thành phần chủ yếu của nước thải sản xuất: màu, pH, BOD, COD, SS, tổng N, tổng P.

Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

Bụi, khí thải do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm đi tiêu thụ: Bụi, SO2, NO2, CO, VOC. Khí thải phát sinh từ lò hơi dùng nguyên liệu Biomass: Lò hơi sử dụng nguyên liệu tự nhiên Biomass công suất 6 tấn/giờ với lượng sử dụng tối đa là 1.200kg Biomass/giờ, lưu lượng thải tối đa là 19.800m3 /giờ. Các thông số ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO.

Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 75 kg/ngày. Thành phần bao gồm: thức ăn dư thừa hàng ngày, giấy vụn, túi nilon, bao bì nhựa, vỏ hộp thải. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh khoảng 450 kg/ngày. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn công nghiệp thông thường là bã malt, men thải, cặn lắng, bao bì đựng nguyên liệu, bột trợ lọc.

Khối lượng, tính chất của chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành dự án khoảng 70 kg/tháng chủ yếu gồm: bóng đèn huỳnh quang thải, pin/ ắc quy thải, hộp in mực thải, dầu nhiên liệu thải, bao bì thải, thùng chứa hóa chất thải, giẻ lau dính dầu.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động