Dự án Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác nước khoáng tại lỗ khoan G2 thị trấn Như Quỳnh
Bài 3: Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Bài 2: Công trình thu gom và xử lý chất thải Bài 1: Những quy trình công nghệ khai thác, đóng gói |
Quan trắc tự động mực nước, lưu lượng và nhiệt độ của nước khoáng tại lỗ khoan G2 & LKNQ2 bằng thiết bị quan trắc tự động. |
Tại khu vực khai thác, đơn vị sẽ thực hiện nhổ ống chống (nếu cần thiết), ống lọc, phá dỡ nhà bảo vệ lỗ khoan, tháo dỡ máy bơm trong giếng khoan, trám lấp lỗ khoan L2 bằng hỗn hợp bê tông và sét bentonite, bịt miệng lỗ khoan bằng bê tông theo đúng quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; trồng cây và lắp đặt biển báo xung quanh.
Tại khu vực phụ trợ sẽ tiến hành phá dỡ các công trình xây dựng (khu sản xuất nước khoáng, nhà kho, đường giao thông nội bộ; tháo dỡ hệ thống đường ống dẫn nước khoáng; đào mương thoát nước xung quanh khu vực giếng khoan G2.
Dự kiến khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai trường khai thác thực hiện trám lấp giếng khoan G2 cần khoảng 3,882 m3 bê tông mác 400; 0,995 m3 bê tông mác 350; 0,497 m3 bê tông mác 300 và 0,8584 m3 bentonite; rải bê tông khu vực giếng khai thác G2 (18 m3 ); trồng khoảng 32 cây xung quanh khu vực giếng.
Cải tạo mặt bằng khu vực phụ trợ tổng diện tích 1,75 ha; khối lượng phá dỡ công trình khoảng 450 m3 tường gạch, 20 m3 bê tông không cốt thép, 10 m 3 bê tông cốt thép, 60 m2 cửa, 14.000 m2 mái tôn, 92 m2 trần, 01 trạm điện, 100 tấn máy móc thiết bị, 175 m3 san gạt tạo mặt bằng.
Kế hoạch thực hiện sau khi kết thúc khai thác năm 2031, trong vòng 1 tháng tiến hành công tác cải tạo phục hồi môi trường cho khu vực khai thác và trong vòng 3 tháng tiến hành công tác cải tạo phục hồi môi trường cho khu vực phụ trợ. Kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường với tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là 864.865.000 đồng. Đến thời điểm hiện tại, Chủ dự án đã thực hiện việc ký quỹ bảo vệ môi trường với số tiền đã ký quỹ (theo Phương án cải tạo phục hồi môi trường đã phê duyệt) số tiền là 238.500.000 đồng. Số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường cho thời hạn khai thác còn lại của Dự án là 626.365.000 đồng, sẽ thực hiện ký quỹ 11 lần.
Các công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án cũng được xây dựng đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động. Biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ với những quy định không được hút thuốc, đốt lửa hay hàn gần khu vực cấm lửa, khu vực có xăng dầu, thiết bị, máy móc; đồng thời chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện chữa cháy như bể nước, bơm, bình khí CO2… để kịp thời chữa cháy khi có hoả hoạn xảy ra. Người lao động trực tiếp vận hành máy móc phải được huấn luyện và thực hành đúng thao tác và đúng quy trình kỹ thuật; thường xuyên được tập huấn về an toàn cháy nổ.
Để phòng ngừa và ứng phó hệ thống xử lý nước thải, đơn vị trang bị hệ thống bơm dự phòng cho hệ thống xử lý nước thải; Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, trong trường hợp nước thải vượt quy định cho phép, hệ thống điều khiển tự động lập tức đóng van xả nước thải và cho tuần hoàn lại nước thải về bể gom đầu vào của hệ thống xử lý nước thải. Chủ dự án nhanh chóng khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động bình thường trở lại, trường hợp không khắc phục được nhanh chóng sự cố, phải ngừng ngay hoạt động khai thác nước và các dây chuyền sản xuất để đảm bảo không thải ra ngoài môi trường nước thải không đáp ứng quy chuẩn môi trường cho phép.
Biện pháp phòng ngừa sự cố chất lượng nước suy giảm và hạ thấp mực nước ngầm, trước hết thực hiện quan trắc tự động, liên tục chiều sâu mực nước, lưu lượng và nhiệt độ của nước khoáng tại lỗ khoan G2 & LKNQ2 bằng thiết bị quan trắc tự động. Tiếp theo, giám sát các yếu tố, đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng nước tại lỗ khoan G2 & LKNQ2 tại khu vực nằm trong dải phòng hộ vi sinh, dải phòng hộ hóa học. Thực hiện việc quan trắc định kỳ đối với chất lượng nước dưới đất tại lỗ khoan G2 và LKNQ2.
Bên cạnh đó, đơn vị phải tổ chức khai thác theo đúng toạ độ, trữ lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; tuân thủ quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất được quy định tại Thông tư số 75/2017/TTBTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất; Thực hiện giải pháp phòng ngừa hiện tượng sụt lún xung quanh lỗ khoan khai thác, tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên, khi phát hiện có dấu hiệu xảy ra hiện tượng sụt lún phải dừng ngay các hoạt động khai thác, khẩn trương phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý; Đảm bảo sự phù hợp của Dự án với các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt; chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, cộng đồng dân cư để phòng ngừa, giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án. Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như đề xuất; số liệu giám sát phải được cập nhật và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên theo quy định. Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, những nội dung trong Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt và các quy định hiện hành. Thực hiện các biện pháp đảm bảo trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cộng đồng dân cư. Chủ động khắc phục, xử lý kịp thời và đền bù thiệt hại khi có sự cố môi trường xảy ra, báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Tuân thủ nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo các nội dung thực hiện Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt; thông báo cho Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên về các nội dung thực hiện của Phương án.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.