Báo chí, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Công nghiệp môi trường
Tạp chí Công nghiệp môi trường tập trung mọi nguồn lực hướng đến thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam |
Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí, truyền thông là một trong những phương tiện quan trọng tác động trực tiếp đến sự phát triển của các ngành nghề nói chung và ngành Công nghiệp môi trường nói riêng.
Báo chí, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc đăng tải các thông tin, sự kiện một cách chính xác và khách quan nhất có thể gây ảnh hưởng, định hướng dư luận, đồng thời nâng cao nhận biết, sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội nói chung và đặc biệt là ngành Công nghiệp môi trường nói riêng. Việc đưa các nội dung phát triển ngành Công nghiệp môi trường thông qua các phương tiện báo chí, truyền thông sẽ là cơ sở để thay đổi thói quen, cách nhìn nhận của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy nhanh sự phát triển ngành Công nghiệp môi trường trong cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp môi trường tiến nhanh, bắt kịp được yêu cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong Đề án Phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025.
Tiếng nói của báo chí, truyền thông cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của ngành Công nghiệp môi trường. Có thể nhận thấy sức ảnh hưởng không nhỏ của báo chí, truyền thông đối với sự nghiệp phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam ngay từ những giai đoạn đầu tiên sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 tại Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2009. Báo chí, truyền thông đã góp phần kịp thời đăng tải những cơ chế, chính sách cũng như các văn bản, quy phạm pháp luật về ngành Công nghiệp môi trường đến với các địa phương và nhân dân trên cả nước, định hình về một ngành kinh tế mới mang tên “Công nghiệp môi trường”. Báo chí, truyền thông cũng lan tỏa những giá trị cốt lõi trong phát triển ngành Công nghiệp môi trường như: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường; nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp môi trường; phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường và các hoạt động chế tạo thiết bị, cung cấp sản phẩm và dịch vụ môi trường; sử dụng bền vững tài nguyên, phục hồi môi trường thông qua những bài viết phản ánh, những giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ; giải pháp hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp môi trường bên cạnh những bài viết chuyên sâu, bài viết đăng tải những mô hình hay, cách làm tốt…
Bên cạnh những bài viết, tác phẩm có ảnh hưởng về mặt chuyên môn, thời gian qua, báo chí, truyền thông (báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử) đã cơ bản thực hiện tốt, chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành Công nghiệp môi trường nói riêng. Báo chí, truyền thông đã luôn đồng hành cùng các cơ quan chức năng với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “không ngừng, không nghỉ” không quản ngại khó khăn, gian khổ bám sát đến cùng các vụ việc, giúp các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã tích cực tham gia phản biện chính sách về phát triển Công nghiệp môi trường trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, khoa học, thuyết phục và thực tế giúp các cơ quan Nhà nước kịp thời điều chỉnh các cơ chế, chính sách có hiệu quả hướng đến sự phát triển của ngành Công nghiệp môi trường nói chung.
Các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã cung cấp nhiều thông tin phản ánh, kiến nghị quý giá về những nội dung, vấn đề, sự kiện liên quan đến công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, góp phần giúp hoạt động này bảo đảm nguyên tắc “kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch”; giúp dư luận xã hội hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về các trường hợp văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn.
Đây cũng là những minh chứng rõ nét cho việc khẳng định vai trò quan trọng của báo chí khi thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Công nghiệp môi trường.
Ở một khía cạnh khác, báo chí, truyền thông đã và đang là các đơn vị đồng hành trong sự phát triển của các doanh nghiệp phát triển sản xuất, chế tạo, cung cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm bảo vệ môi trường. Báo chí, truyền thông cũng đóng vai trò cầu nối, kết nối doanh nghiệp với các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp môi trường.
Có thể thấy rằng, báo chí, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Công nghiệp môi trường với hàng nghìn bài viết, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục trong thời gian qua. Tuy nhiên, để ngành Công nghiệp môi trường hoàn thành nhiệm vụ đến năm 2025 trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước; từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh, các cơ quan báo chí, truyền thông cần bám sát hơn nữa vào các nội dung:
Một là, bám sát tình hình thực hiện các giải pháp, phương án bảo vệ môi trường, phương án phát triển khu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, khu xử lý nước thải, khu xử lý chất thải y tế của các địa phương trên cả nước qua đó cung cấp kịp thời thông tin chính xác cho độc giả, giúp các cơ quan chức năng có các góc nhìn sâu sắc hơn, đa chiều hơn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hai là, tăng cường thông tin trên các phương tiện báo chí, truyền thông về cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp môi trường; chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp môi trường; các chính sách về khu, cụm công nghiệp tái chế chất thải tập trung tại các địa phương; chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư phát triển sản xuất thiết bị, phương tiện và sản phẩm bảo vệ môi trường…
Ba là, chung tay cùng các doanh nghiệp trong việc quảng bá thông tin nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án công nghiệp môi trường nhằm nâng cao năng lực xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp về các công nghệ xử lý và tái chế chất thải, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng mới qua đó làm tốt hơn nữa vai trò kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Bốn là, tuyên truyền có hiệu quả đến các doanh nghiệp, người dân nội dung phát triển ngành công nghiệp môi trường vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương trong giai đoạn tới.
Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền các thành tựu về khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực công nghiệp môi trường; chủ động phối hợp, kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho nghiên cứu, hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển thị trường đối với công nghệ, thiết bị, máy móc, vật liệu, chế phẩm của ngành công nghiệp môi trường thông qua các hình thức như chợ công nghệ, thiết bị, chương trình xúc tiến thương mại…
Sáu là, phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp môi trường; hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tìm hiểu, tiếp cận ứng dụng công nghệ môi trường mới, công nghệ tái chế, tái tạo năng lượng trong nước…
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.