Bình Phước: Đẩy mạnh thực hiện nền tảng số, hướng tới chuyển đổi số toàn diện

04/08/2023 11:20 Địa phương
Ngày 28/7, tại Trung tâm Hội nghị Trường Chính trị tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Bình Phước năm 2023. Bên lề Hội thảo là các gian hàng triển lãm và quảng bá sản phẩm, công nghệ của nhiều công ty, đơn vị trong cả nước.

Đây là hoạt động nhằm tìm kiếm các giải pháp, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh chuyển đổi số của tỉnh. Đồng thời giúp đỡ người dân, doanh nghiệp và các hợp tác xã tiếp cận các dịch vụ, nền tảng, giải pháp số để chuyển đổi số và áp dụng vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh, làm tăng năng suất, hiệu quả.

Tham dự hội thảo có các ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin; Mai Thanh Hải, Phó Trưởng phòng Dịch vụ số, Cục Chuyển đổi số quốc gia; đại diện lãnh đạo Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh lân cận, các công ty cung cấp nền tảng số, giải pháp số.

Về phía tỉnh Bình Phước, có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp viễn thông và các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững: Nửa chặng đường - nặng âu lo
Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định, Bình Phước luôn ưu tiên, sắp xếp các nhiệm vụ, công việc chuyển đổi số theo thứ tự ưu tiên, lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì chuyển đổi trước; chuyển đổi trong từng lĩnh vực tiến tới chuyển đổi toàn diện, chuyển đổi số có trọng tâm, trọng điểm và chuyển đổi số lấy người dân làm chủ thể, làm động lực của sự phát triển. Đây là 3 mục tiêu mà Bình Phước luôn kiên trì trong quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số một cách tích cực, thường xuyên.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng để thay đổi hành vi, thói quen và nhận thức của người dân, chuyển từ phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường truyền thông về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số cũng như bảo đảm an toàn thông tin.

Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững: Nửa chặng đường - nặng âu lo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo Báo cáo trình bày tại hội thảo: Việc thực hiện chuyển đổi số của tỉnh Bình Phước đã hoàn thành 22 chỉ tiêu trong 39 chỉ tiêu theo Kế hoạch hoạt động năm 2023, do Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đề ra:

- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt mức xấp xỉ 100%;

- Hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến trên 97%;

- Hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện số hóa cấp tỉnh đạt trên 98%;

- Thanh toán trực tuyến các dịch vụ công với gần 26.500 giao dịch - tổng số tiền gần 120 tỷ đồng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành Kết luận số 999-KL/TU ngày 12/5/2023 về tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 196 thực hiện chiến dịch "90 ngày, đêm" thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh với mục tiêu, đến ngày 20/9/2023 sẽ cấp tài khoản định danh điện tử cho 80% công dân đủ điều kiện.

Đến nay, đã hoàn thành và thực hiện thường xuyên 35 nhiệm vụ, đang triển khai 6 nhiệm vụ, chưa thực hiện 11 nhiệm vụ trong tổng số 52 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch.

- 100% công dân đã được thông báo đầy đủ mã số định danh;

- Hơn 868.000 công dân đã có thẻ căn cước công dân, đạt gần 100% tổng số người dân từ 14 tuổi trở lên;

- Gần 500.000 tài khoản định danh điện tử đã được thu nhận và phê duyệt thành công (đạt 89% chỉ tiêu);

- Đã triển khai các ứng dụng qua thẻ căn cước công dân ở các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở lưu trú đã đạt gần 100%.

Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững: Nửa chặng đường - nặng âu lo
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu và đại diện các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như các công ty cung cấp nền tảng số, giải pháp số đã có nhiều tham luận và chia sẻ nội dung về nền tảng số, giải pháp số, cũng như kết quả thực hiện quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị. Qua đó, các công ty cung cấp nền tảng số đã có những định hướng, giải pháp và sản phẩm phù hợp để giúp Bình Phước nắm bắt được những nội dung, giải pháp, cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các giải pháp an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững: Nửa chặng đường   nặng âu lo
Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững: Nửa chặng đường   nặng âu lo
Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững: Nửa chặng đường   nặng âu lo

Các đại biểu tham quan và trải nghiệm sản phẩm tại các gian hàng.
Linh Nguyên
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động