Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử

05/07/2021 08:15 Tăng trưởng xanh
Bộ Công Thương hiện đã kết nối 17 nhóm DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Tổng số hồ sơ thực hiện trên VNSW trong 06 tháng đầu năm 2021 là 142.700 hồ sơ.

Trong 06 tháng đầu năm 2021, Bộ Công Thương đã triển khai, thực hiện được một số nội dung công việc đã đặt ra từ đầu năm, cụ thể như sau:

1. Triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Bộ

Đến thời điểm này, tất cả 297 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; Hiện nay, Cổng Dịch vụ công (Cổng DVC) của Bộ đang cung cấp 237 DVCTT mức độ 3, 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn (176 DVCTT mức độ 3, 61 DVCTT mức độ 4). Tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến 06 tháng đầu năm 2021 là 627.673 hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Bên cạnh việc đưa vào sử dụng các DVCTT, Bộ cũng đã có hơn 10.000 lượt hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT thông qua điện thoại, email… góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với các TTHC do Bộ quản lý.

TT

Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

06 tháng/ 2021

1

Tổng số DVCTT mức độ 3, 4

151

166

220

237

1.1

Số lượng DVCTT mức độ 3

114

122

159

176

1.2

Số lượng DVCTT mức độ 4

37

44

61

61

1.3

Tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 trên tổng số TTHC/DVCTT (%)

51,0

56,9

74,6

79,8

2

Tổng số hồ sơ điện tử được gửi qua DVCTT mức độ 3, 4

1.491.611

1.540.792

1.460.459

627.673

2.1

Số lượng hồ sơ điện tử được gửi qua DVCTT mức độ 3

1.286.464

1.314.217

1,188,389

484.120

2.2

Số lượng hồ sơ điện tử được gửi qua DVCTT mức độ 4

205.147

225.465

272,070

143.553

3

Tỷ lệ hồ sơ điện tử được gửi qua DVCTT mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ Công Thương (%)

98,6

99,0

99,0

99,0

(Một số số liệu tiêu biểu về DVCTT của Bộ Công Thương)

2. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Bộ Công Thương hiện đã kết nối 17 nhóm DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Tổng số hồ sơ thực hiện trên VNSW trong 06 tháng đầu năm 2021 là 142.700 hồ sơ. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kết nối thành công với đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippine. Trong 06 tháng đầu năm 2021, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 103.664 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Năm 2021, Bộ Công Thương tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tiếp tục kết nối 03 thủ tục hành chính lên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong năm 2021 bao gồm: khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và Cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

3. Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

Từ cuối năm 2016, Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên khai trương và đưa vào sử dụng Cổng DVC với mô hình như Cổng Dịch vụ công quốc gia hiện nay. Ngay trong tháng 11 năm 2019 (trước khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia), Bộ đã tiến hành nâng cấp Cổng DVC của Bộ để tích hợp và trao đổi dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, hệ thống đã phục vụ người dân, doanh nghiệp với chất lượng tốt, ổn định.

Cùng với đó, Bộ đã xây dựng xong Hệ thống một cửa điện tử của Bộ Công Thương và đưa vào vận hành đúng tiến độ đã đề ra tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

4. Triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và tình kết nối, liên thông, gửi, nhận văn bản điện tử

Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương (Hệ thống iMOIT) được triển khai đồng bộ, toàn diện tại 30/30 đơn vị trực thuộc Bộ từ ngày 01/01/2016. Đến nay, Hệ thống iMOIT đã trở thành công cụ, môi trường làm việc thường xuyên của các cán bộ, công chức tại các đơn vị. Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn bản điện tử (Quyết định số 2226/QĐ-BCT ngày 02/6/2016) và ban hành quy chế sửa đổi tại Quyết định số 2022/QĐ-BCT ngày 05/7/2019.

Thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2018 về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (QĐ 28), thời gian qua, Bộ Công Thương đã nâng cấp và hoàn thiện các chức năng của hệ thống iMOIT nhằm đáp ứng theo các yêu cầu kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia.

Kết quả việc gửi, nhận văn bản điện tử trên tại Bộ Công Thương trong 06 tháng đầu năm 2021 như sau:

- Tổng số văn bản đến tại Văn thư Bộ: 27.358

- Tổng số văn bản đi tại Văn thư Bộ: 7.517

- Tổng số văn bản đi trên Trục liên thông quốc gia: 4.059

Tất cả các nhiệm vụ trên, Bộ Công Thương đều thực hiện trước thời hạn quy định trong QĐ 28. Với kết quả đạt được, VPCP đã ghi nhận Bộ Công Thương là một trong số ít các đơn vị đứng đầu về việc triển khai QĐ 28.

Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử

5. Triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ

Bộ Công Thương hiện đã ban hành Kiến trúc CPĐT Bộ Công Thương phiên bản 1 (version 1) tại Quyết định số 4849/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.

Tất cả các hệ thống thông tin của Bộ Công Thương được triển khai sau thời điểm ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 1 đều phải tuân thủ đúng các yêu cầu đặt ra trong Kiến trúc.

Hiện nay, Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Công Thương phiên bản 2 cũng đang được tiến hành xây dựng.

6. Tổ chức triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc

Từ giữa năm 2019, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và sử dụng chính thức Hệ thống e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ). Đến nay, hệ thống tại Bộ Công Thương vẫn đang được vận hành ổn định để phục vụ việc nhận dữ liệu từ Chính phủ.

Cũng trong tháng 5 năm 2021, hệ thống phòng họp không giấy tờ eCabinet của Bộ Công Thương cũng đã được triển khai và sẽ đưa vào hoạt động chính thức trong nửa cuối năm 2021.

7. Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

Triển khai Nghị định số 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 09/2019/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã tiến hành xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, đồng thời phối hợp với Văn phòng Chính phủ để kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ. Cụ thể, đến nay Bộ Công Thương đã kết nối thành công “Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện đối với đập có chiều cao từ 5m trở lên hoặc hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 50.000m3 trở lên của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ” với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng được hệ thống báo cáo, bước đầu giúp hỗ trợ Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc.

8. Kết nối Cổng DVC Bộ Công Thương với Cổng dịch vụ công quốc gia

Với quan điểm và thực tiễn lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Bộ Công Thương chủ động lựa chọn những dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bộ có số lượng hồ sơ lớn, có tác động trực tiếp người dân, doanh nghiệp đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ngay trong tháng 11 năm 2019 (trước khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia - Cổng DVCQG), Cổng DVC của Bộ Công Thương đã kết nối kỹ thuật thành công 02 nhóm dịch vụ công với Cổng DVCQG bao gồm: (1) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi, (2) Đăng ký hoạt động khuyến mại. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại của Bộ Công Thương. Hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp khai báo dưới hình thức trực tuyến trong những năm vừa qua đối với các nhóm thủ tục này.

Đến cuối tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 131 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng DVCQG. Từ ngày 01/01/2021 đến nay, Cổng DVC Bộ Công Thương đã trao đổi 618.411 bộ hồ sơ điện tử với Cổng DVCQG.

Đối với thủ tục Thông báo thực hiện khuyến mại, mặc dù đã được phân cấp về các địa phương, Bộ cũng đã phối hợp với VPCP làm đầu mối, triển khai thủ tục này trên Cổng DVCQG để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chỉ khai báo một lần duy nhất cho tất cả các tỉnh trên toàn quốc, kết nối, liên thông dữ liệu điện tử đến các Hệ thống một cửa điện tử của các tỉnh (thay vì khai báo trên từng tỉnh như trước đây). Trong 06 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã khai báo 13.621 bộ hồ sơ điện tử đối với thủ tục này trên Cổng DVCQG.

Với kết quả đạt được Bộ Công Thương đã được VPCP ghi nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đối với việc kết nối Cổng DVCQG (cả về số lượng DVCTT và số lượng hồ sơ điện tử).

9. Kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống của quốc gia

Trong 06 tháng đầu năm 2021, Bộ đã tiếp tục duy trì Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung của Bộ Công Thương (LGSP) với Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung Quốc gia (NGSP), góp phần đẩy mạnh việc phát triển CPĐT tại Bộ Công Thương nói riêng và cả nước nói chung.

Cũng trong 06 tháng đầu năm 2021, tiếp tục chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia, kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin của Bộ Công Thương với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), góp phần đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Bộ Công Thương.

10. Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ

10.1. Hệ thống hạ tầng, thiết bị

Đảm bảo hoạt động của Trung tâm tích hợp dự liệu Bộ Công Thương tại 54 Hai Bà Trưng, FPT với hơn 30 máy chủ, hơn 50 thiết bị mạng, 05 hệ thống lưu trữ dữ liệu, 05 hệ thống tường lửa, 700 nốt (node) mạng người dùng.

10.2. Hệ thống thư điện tử Mail MOIT

Đảm bảo hoạt động cho hơn 2.600 tài khoản thư điện tử Bộ Công Thương. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng cộng đã có 296.910 thư điện tử được gửi đi và hệ thống cũng nhận về 188.418 thư điện tử.

10.3. Trang/Cổng Thông tin điện tử

Đảm bảo hoạt động của các ứng dụng như Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương MOIT; trang thông tin nội bộ Bộ Công Thương eMOIT; trang thông tin nội bộ, website của các đơn vị thuộc Bộ.

Đặc biệt, ngày 24/6/2021, Cổng thông tin điện tử mới của Bộ đã được đưa vào khai trương và sử dụng. Cổng thông tin điện tử mới của Bộ kết hợp với một số tính năng ứng dụng mới đáp ứng nhu cầu tất yếu, khách quan của chiến lược phát triển ngành Công Thương trong thời kỳ mới, trở thành kênh cung cấp thông tin chính thống tin cậy của Bộ Công Thương trên môi trường Internet; phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Lãnh đạo Bộ, đem lại nhiều tiện ích cho bạn đọc, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, hình thành nhịp cầu trực tuyến gắn bó mật thiết giữa Bộ Công Thương với người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, giao diện mới phù hợp với đặc thù của Bộ Công Thương – Bộ kinh tế đa ngành, với nhiều lĩnh vực trọng yếu, phức tạp, nhạy cảm, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nói chung, trong quá trình phát triển của kinh tế đất nước nói riêng.

10.4. Họp/hội nghị trực tuyến

Trong 06 tháng đầu năm 2021, trong tình hình mới, Bộ Công Thương đã tổ chức thành công 127 cuộc họp trực tuyến, trong đó:

​- Họp trực tuyến trong nước: 14 cuộc họp (Các cuộc họp với Chính phủ, các buổi làm việc của Bộ trưởng với các đơn vị, địa phương).

​- Họp trực tuyến với quốc tế: 113 cuộc họp (Các cuộc họp đàm phán, ký kết và làm việc...).

10.5. Xây dựng hệ thống trợ lý ảo tại Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đang phối hợp với VNPT để khảo sát, đánh giá hiện trạng nhằm triển khai thử nghiệm hệ thống trợ lý ảo tại Bộ (AI assistant - AIA). Theo đó, hệ thống AIA sẽ được được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, xử lý, giải quyết công việc của Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ trong các lĩnh vực:

(1) Cung cấp, tra cứu thông tin chung về văn bản quy phạm pháp luật;

(2) Cung cấp, tra cứu thông tin về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các nước, khu vực, vùng lãnh thổ trên thế giới (FTA);

(3) Cung cấp, tra cứu thông tin về các chỉ số phát triển công nghiệp và thương mại từ năm 2010 trở lại đây;

(4) Cung cấp, tra cứu thông tin về tình hình xuất nhập khẩu;

(5) Hỗ trợ thông báo, nhắc nhở lịch làm việc và các kết luận giao ban của Lãnh đạo Bộ;

(6) Cung cấp, tra cứu thông tin về các chỉ số phát triển công nghiệp và thương mại của các địa phương;

(7) Cung cấp, tra cứu thông tin về đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

Dự kiến, đến 15/7, hệ thống sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm.

11. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin

Trong 6 tháng đầu năm 2021, công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại Bộ Công Thương cũng đã được chú trọng thực hiện. Nhiều giải pháp đã được đưa ra cụ thể như: thông báo tóm tắt tình hình an toàn thông tin hàng tuần, hàng tháng đến các đơn vị, các cá nhân chuyên trách về an toàn thông tin; tiến hành diễn tập công tác phòng chống tấn công mạng để từ đó các đơn vị, cá nhân chuyên trách về an toàn thông tin tại các đơn vị thuộc Bộ chủ động xây dựng các biện pháp phòng, chống tấn công.

12. Xây dựng thể chế thúc đẩy Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành các Quyết định nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, thúc đẩy Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương, cụ thể:

(1) Quyết định số 1598/QĐ-BCT ngày 21 tháng 6 năm 2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương;

(2) Quyết định số 1599/QĐ-BCT ngày 21 tháng 6 năm 2021 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương;

(3) Quyết định số 1573/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2021 phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương.

Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động