Bộ Xây dựng và những đóng góp thực hiện Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam

18/05/2023 10:00 Phát triển ngành CNMT
Trong Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025, Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Đề án; xây dựng ban hành các bộ đơn giá dịch vụ môi trường, suất đầu tư theo công nghệ trong xử lý môi trường, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phạm vu quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Xây dựng và những đóng góp thực hiện Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam
Đến nay đã có khoảng 82 nhà máy xử lý nước thải được đầu tư xây dựng, với tổng công suất khoảng 1,466 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ thu gom nước thải đạt khoảng 15%

Trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã tích cực trong việc xây dựng, ban hành các bộ đơn giá dịch vụ môi trường, suất đầu tư theo công nghệ xử lý môi trường. Bộ Xây dựng đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản như:

Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị;

Thông tư số 13/2018/TT-BXD ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;

Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt;…

Cùng với đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành các quy chuẩn như:

QCVN 16:2019/BXD về Hàng hóa vật liệu xây dựng, trong đó có các quy định về yêu cầu kỹ thuật để tái sử dụng tro xỉ, thạch cao các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất để sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, làm đường giao thông; QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch Xây dựng;

Quyết định số 1026/QĐ-BXD ngày 08/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Công bố danh mục và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuât đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý. Trong đó, có 11 hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến tái sử dụng, tái chế chất thải làm vật liệu xây dựng, xử lý nước thải và chất thải rắn;…

Thực hiện nghiên cứu hướng dẫn nội dung về sử dụng chất thải công nghiệp thông thường làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020;…

Theo thông tin từ Bộ, lượng tro, xỉ, thạch cao được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng hàng năm trong thời gian gần đây năm sau cao hơn năm trước từ 6 -8 % và hiện đã vượt tổng lượng phát thải hàng năm trên toàn quốc; ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu, đề xuất để ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến vật liệu san lấp, tái chế rác thải, xử lý nước thải...

Trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/02/2021 hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung;

Đến nay đã có khoảng 82 nhà máy xử lý nước thải được đầu tư xây dựng, với tổng công suất khoảng 1,466 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ thu gom nước thải đạt khoảng 15%.

Bộ cũng đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, đề tài, dự án để thúc đẩy tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nước thải sinh hoạt đô thị và chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải xây dựng, trong đó tập trung vào các nội dung như:

Xây dựng mô hình phân loại, tái chế chất thải rắn sinh hoạt quy mô cấp xã; nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải phân tán, xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt cho vùng biển, hải đảo;

Nghiên cứu giải pháp giảm bụi, tiếng ồn cho các công trình xây dựng; nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật để sử dụng chất thải rắn xây dựng làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng công nghệ thích hợp để xử lý nước thải phù hợp cho các đô thị xen biển thích ứng với biến đổi khí hậu; …

Có thể thấu những đóng góp của Bộ Xây dựng là rất thiết thực và góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025. Và dần đưa ngành công nghiệp môi trường thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam.

Trần Quang Chiến
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động