Các sáng kiến mở rộng tài chính khí hậu tại COP25

24/02/2020 09:36 Tăng trưởng xanh
Hội nghị COP25 đã đưa ra một số sáng kiến quan trọng, mở rộng hơn khả năng tài chính khí hậu cho giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Việt Nam tham gia nhiều sự kiện bên lề COP 25
cac sang kien mo rong tai chinh khi hau tai cop25
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị COP25

Cụ thể, các sáng kiến tiêu biểu được nêu tại Hội nghị COP25, như sau:

“Kế hoạch Hành động Santiago” nhằm xem xét lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu trong các chính sách kinh tế, tài chính quốc gia của Liên minh các Bộ trưởng Tài chính cho hành động khí hậu (với 51 thành viên);

Tuyên bố dừng tất cả các khoản đầu tư cho các hoạt động liên quan đến năng lượng hóa thạch, bao gồm cả khí gas, từ 2022 trở đi của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) ;

Ngân hàng Thế giới (WB) công bố

Chương trình “Đối tác thực hiện Thị trường các-bon” (PMI), hay còn gọi là giai đoạn II của Chương trình “Đối tác sẵn sàng cho Thị trường các-bon” (PMR) với số vốn ban đầu là 100 triệu USD, sẽ tăng lên 250 triệu USD vào năm 2025 để triển khai các công cụ thị trường tại các nước tham gia Chương trình. Việt Nam đã tham gia giai đoạn I và đã tham dự phát biểu cam kết tham gia Chương trình PMI để hình thành và phát triển thị trường các-bon trong tương lai;

Sáng kiến khí hậu của Đức (IKI) công bố khoản ngân sách 35 triệu Euro trong 5 năm tới nhằm hỗ trợ các hoạt động vừa và nhỏ (mỗi hoạt động ngân sách khoảng 500 đến 800 nghìn Euro) liên quan đến loại trừ sử dụng than, tham gia của các Bên thực hiện Thỏa thuận Paris. Với khoản hỗ trợ năm 2019 cho hoạt động quy mô lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm việc với các cơ quan có liên quan của Đức để tiếp nhận hỗ trợ 30 triệu Euro trong 5 năm tới. Tại Hội nghị, đại diện hai Bộ đã làm việc với phía Đức để hoàn tất đề xuất trình Chính phủ hai nước xem xét, quyết định;

Quỹ Thích ứng (AF) huy động được 88 triệu USD từ các nước châu Âu và một số tổ chức khác để tài trợ cho các nước đang phát triển (trong đó Thuỵ Sỹ đóng góp 15 triệu USD, Đức đóng góp 32 triệu USD). Nguồn lực của Quỹ hiện tại còn hạn chế, chờ cơ chế thị trường theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris vận hành sẽ có thêm một số nguồn bổ sung;

Quỹ Khí hậu xanh (GCF) vẫn dành một khoản tiền 500 triệu USD như đã cam kết tại kỳ họp trước cho lĩnh vực lâm nghiệp để thí điểm chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả cho giai đoạn 2014 - 2018 cho các quốc gia đáp ứng được các tiêu chí. Về đóng góp tài chính cho Quỹ, Nhật Bản công bố đóng góp 1,5 tỷ USD; Pháp cho biết đã huy động được 5 tỷ USD và tăng gấp đôi mức đóng góp; Thuỵ Điển khẳng định tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển và tăng gấp đôi mức đóng góp; Thuỵ Sỹ sẽ tăng mức đóng góp 50% (nếu được Chính phủ và Quốc hội thông qua) đạt 150 triệu USD; Ireland tăng gấp đôi mức đóng góp giai đoạn 2020-2023.

Thu Trang
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động